Năm 1961 trong công cuộc xây dựng và phát triển CNXH ở Miền Bắc đã được thực hiện kế hoạch dài hạn 5 năm lần thứ nhất và công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm của thời kì quá độ để đưa Miền bắc tiến nhanh, tiến mạnh và vững chắc lên CNXH, làm cơ sở cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trên Đảng và Nhà nước chủ trương đào tạo một đội ngũ đông đảo cán bộ quản lí kinh tế, đặc biệt là cán bộ Tài chính, Kế toán có khả năng nghiên cứu và thực thi những chính sách kinh tế tài chính của đất nước. Vì vậy năm 1960 Bộ Tài chính được Nhà nước giao nhiệm vụ Nghiên cứu Xây dựng hệ thống Trường Tài chính chính quy, để đào tạo và bồi dưỡng cán bộ làm công tác nghiệp vụ về tài chính, kế toán. Trước đó đã có 2 trường chuyên ngành được mở trong thời gian 1955-
1956 đó là trường Tài chính chuyên nghiệp ở Giảng võ và Trường Nghiệp vụ Kế toán ở Thanh trì.
Năm 1957 Bộ Tài chính Quyết định hợp nhất hai trường để thành lập Trường Cán bộ Tài chính ở Phúc Xá lúc đó trường đã có quy mô đào tạo lớn hơn với nội dung, chương trình đào tạo tương đương trung cấp bao gồm nhiều nghiệp vụ với thời hạn đào tạo là 9 tháng.
Đến năm 1961 Nông trường quốc doanh, Hợp tác xã Nông nghiệp được phát triển nhanh với quy mô ngày càng được mở rộng Bộ Tài chính lại cho mở thêm Trường đào tạo về Tài vụ Kế toán cho Hợp tác xã Nông nghiệp ở Cao Dương (Hà Đông).
Đến năm 1962 Bộ Tài chính ra Quyết định xây dựng thêm Trường Cán bộ Tài chính Kế toán Trung ương ở Cổ Nhuế (Từ Liêm, Hà Nội) Sự ra đời của Trường Cán bộ Tài chính Kế toán Trung ương có một vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp đào tạo cán bộ có trình độ đại học trong Ngành Tài chính và nền kinh tế quốc dân.
Đến tháng 11 năm 1961 Trường được giao thêm nhiệm vụ đào tạo cán bộ Ngân hàng. Vì vậy Trường đã đổi tên thành Trường Cán bộ Tài chính - Kế toán Ngân hàng Trung ương (Nay là Học Viên Tài chính) với chức năng đào tạo là:
+ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tài chính kế toán có trình độ đại học, cung cấp cho Ngành Tài chính và các Ngành kinh tế quốc dân, với các hình thức đào tạo đại học dài hạn (4 năm) chuyên tu (3 năm) tại chức (2-3 năm) và hàm thụ.
+ Bồi dưỡng giáo viên cho hệ thống các trường trung cấp và các cơ sở của ngành tài chính.
+ Nghiên cứu khoa học tài chính và xây dựng tài liệu, giáo trình giáo khoa hệ thống để phục vụ cho công tác đào tạo của ngành.
Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển Học viên Tài chính đã trải qua bao thăng trầm vượt bao khó khăn cùng đất nước Học viên luôn luôn
tìm cho mình một hướng đi phù hợp, không ngừng tiếp tục đổi mới về đào tạo và nghiên cứu khoa học để nâng cao vị thế của Học viện vững bước cùng đất nước bước vào thế kỉ XXI Thế kỉ công nghệ thông tin. Với những thành tích mà trường đã đạt được trong suốt 40 năm xây dựng và phát triển trường đã được Bộ Tài chính công nhận Trường tiên tiến xuất sắc năm học 2000-2001 được Nhà nước xét tặng Huân chương Lao động Hạng Ba cho 3 tập thể, 5 cá nhân, bảy bằng khen cho các đơn vị trong trường.
Ngày 17 tháng 8 năm 2001 nhà trường đón nhận Quyết định số 120/QĐ/TTG của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Học viện Tài chính.
Học viện có 8 khoa, 9 ban, 1 Trung tâm Thông tin Thư viện, cùng với 2 Phân viện Đà nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.
Học viện được hình thành trên cơ sở của 3 đơn vị sát nhập lại đó là: Trường đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội, Viện Nghiên cứu khoa học, Trung tâm Bồi dưỡng và Hỗ trợ Đào tạo của Bộ Tài chính.
Đến năm 2002-2003 Học viên có 12 khoa và 32 bộ môn Trong suốt 40 năm qua Học viện đã đào tạo hệ dài hạn tập trung là: 25.125 học viên,
Tại chức là: 25.000 học viên, 118 Tiến sĩ, 396 Thạc sĩ, Cán bộ bồi dưỡng và Quản lí là 31.962 học viên.
Về Nghiên cứu khoa học: Học viện đã nghiên cứu 2.541 đề tài, trong đó: _ Cấp Nhà nước : 16 đề tài, Cấp Bộ: 343 đề tài, Cấp Viện, Trường 960 đề tài, Cấp khoa, bộ môn: 1.222 đề tài.