Sau hai hoặc ba chuyên đề tiến hành kiểm tra thi viết, trả lời câu hỏi trắc nghiệm, làm bài tập hoặc làm tiểu luận... để đánh giá mức độ nhận thức, tiếp thu kiến thức của từng học viên (Giảng viên của các trường đại học) sau mỗi khóa bồi dưỡng, tổ chức cho học viên đi thực tập sư phạm theo các hình thức sau:
Thành lập đoàn thực tập về các trường đại học, cao đẳng nơi mà trực tiếp cán bộ giảng viên của các trường làm thực nghiệm đang trực tiếp giảng dạy và công tác (Đại học Thương Mại, Đại học Ngoại Thương, Học viện Ngân Hàng, Học viện Tài chính)
Tổ chức hội thảo về tầm quan trọng của việc Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng trong cả nước Đặc biệt là các trường đại học khối kinh tế để giúp họ nắm vững phương pháp giảng dạy, có kĩ năng sư phạm khi lên lớp để truyền thụ tri thức, để hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở các trường đại học và chất lượng giáo dục của toàn Ngành giáo dục Việt Nam trong thế kỉ XXI.
Kết luận chương 1
Thông qua việc khảo sát, đánh giá thực trạng công tác tổ chức, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên các trường đại học chúng tôi thấy rằng:
- Vấn đề cấp thiết của việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên các trường đại học nói chung các trường đại học khối kinh tế nói riêng đã phần nào giúp cho đội ngũ giảng viên. Đặc biệt đội ngũ giảng viên trẻ vững vàng hơn khi lên lớp, truyền thụ kiến thức có sức thuyết phục hơn, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về tri thức khoa học giữa giảng viên và sinh viên gần gũi hơn thân mật hơn, chất lượng giảng dạy được nâng lên rõ rệt ( Thông qua khảo sát chất lượng và dự giờ đổi mới phương pháp dạy học tại các trường đại học nêu trên.). Đó là mục tiêu của Ngành giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục đại học nói riêng. Để bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ giáo viên nói chung và giảng viên các trường đại học nói riêng, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, thực hiện mục tiêu xây dựng đội ngũ giáo viên có trình độ chuẩn từ nay đến 2010 mà Đảng, Nhà nước và Bộ giáo dục - Đào tạo đã đề ra và có căn cứ để xây dựng chiến lược cho việc đội ngũ giáo viên, giảng viên đạt trình độ chuẩn đến năm 2020.
Mặt khác chúng ta không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên( Đặc biệt đội ngũ giảng viên trẻ tại các trường đại học) là góp phần nâng cao chất giáo dục của đất nước ta ở tất cả các Cấp học, Bậc học, Ngành học. Đặc biệt ở bậc đại học khi chúng ta gia nhập WTO .
Chúng ta khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường Quốc tế và khu vực với một nền giáo dục mở cửa, hòa nhập, thân thiện với tất cả các nước trên thế giới và trong khu vực. Tạo mọi điều kiến để các nước giao lưu học hỏi kinh nghiệm đào tạo.
Chương 2
Thực trạng công tác tổ chức bồi dưỡng Nghiệp vụ Sư phạm cho đội ngũ giảng viên
các trường Đại học khối kinh tế