Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên các trường đại học khối kinh tế

Một phần của tài liệu Các biện pháp tổ chức, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên các trường đại học khối kinh tế (Trang 28 - 30)

học khối kinh tế

1.4.1. Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên các trường đại học khối kinh tế các trường đại học khối kinh tế

Chúng ta biết rằng trong những năm gần đây đặc biệt khi Việt Nam trở thành nước thứ 150 của WTO với tất cả các Ngành nghề nói chung và Ngành giáo dục và đào tạo nói riêng muốn tồn tại và phát triển, để đáp ứng nhu cầu của đất nước và theo kịp thời đại Công nghiệp hóa -Hiện đại hóa, thời đại Công nghệ thông tin, chúng ta phải không ngừng nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ, phải giữ vững thương hiệu, uy tín, chất lượng. Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích đầu tư, ưu tiên cho giáo dục (Con người và tài chính Nguồn lực, Nhân lực Vật lực). Ngành giáo dục cũng đã xác định rõ trọng trách của mình để chỉ đạo kịp thời các trường đại học, cao đẳng trong các nước, các Sở giáo dục và đào tạo của các tỉnh (Thực hiện phong trào hai không trong nhà trường, chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục mà Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã phát động trong toàn Ngành giáo dục) có kế hoạch sát thực với tình hình thực tế của từng địa bàn (Từng tỉnh thành phố từ nông thôn, miền núi đến các tỉnh, thành phố, từ người Kinh hay đồng bào các dân tộc… ) để làm sao cho tất cả người dân ai ai cũng được đến trường, cũng được học hành, đều có cơ hội học tập như nhau, ưu tiên cho đồng bào các dân tộc và miền núi, hải đảo, vùng kinh tế khó khăn, vùng bão lụt thiên tai… bằng cách xây dựng một xã hội học tập, học tập suốt đời không phân biệt loại hình đào tạo, hình thức đào tạo, không phân biệt giới tính, tôn giáo, dân tộc). Đứng trước thử thách to lớn đó để đáp ứng được nhu cầu học tập của toàn xã hội ngành giáo dục phải cung cấp và đáp ứng đầy đủ đội ngũ giáo viên (Cả về số lượng và chất lượng), các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho ngành giáo dục, từng bước khắc phục

những khó khăn (Trường học tranh tre nứa lá, lớp học ba ca...) Ưu tiên cho vùng sâu xa, vùng kinh tế khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Cụ thể: Bộ giáo dục và Đào tạo đã có chủ trương cho mở rất nhiều hệ đào tạo bồi dưỡng giáo viên như hệ 9+1, 9+2, 10+3, Cao đẳng, đại học Sau đại học, Nghiên cứu sinh, các hệ Tại chức, Chuyên tu, Từ xa, Đào tạo theo địa chỉ, Cử tuyển... để đáp ứng đội ngũ giáo viên cho toàn xã hội .

Tuy nhiên ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay số lượng những nhà giáo chưa được đào tạo qua sư phạm chiếm tỷ lệ khá cao (47.7% con số do Vụ Tổ chức Cán bộ Bộ Giáo dục Đào tạo cung cấp).

Đây cũng là một vấn đề bất cập của Ngành giáo dục khi nói đến chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục đại học nói riêng, bởi vì trong thực tế những giảng viên này lên lớp có thể nói kiến thức chuyên môn là thế mạnh, xong những kĩ năng truyền thụ, kĩ năng giao tiếp, phương pháp giảng dạy, lí luận dạy học, lí luận giáo dục …còn gặp không ít khó khăn và bất cập. Đứng trước thực trạng đó Bộ giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu trường Đại học sư phạm Hà Nội kết hợp với Viện Nghiên cứu Sư phạm xây dựng chương trình khung để bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên các trường đại trong cả nước theo quyết định số 7130 ngày 13/8/2006 mà chủ yếu là hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (Làm nòng cốt), nhằm giúp cho đội ngũ giảng viên có trình độ, có kĩ năng, có phương pháp truyền thụ kiến thức một cách khoa học sáng tạo. Nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường đại học, cao đẳng nói riêng và toàn Ngành giáo dục nói chung nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đất nước, của khu vực và trên trường quốc tế.

Mục tiêu bồi dưỡng:

+ Về kiến thức: Giúp người học nắm vững hệ thống kiến thức về Tâm lý học sư phạm đại học, Giao tiếp sư phạm đại học, Lý luận và phương pháp

sư phạm đại học, Xây dựng và phát triển chương trình đào tạo ở bậc đại học, Kiểm tra và Đánh giá trong giáo dục đại học, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục, ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học và Nghiên cứu khoa học giáo dục, Lôgic học, Quản lý giáo dục đại học... để vận dụng vào thực tế dạy học ở các trường đại học và cao đẳng nói chung và các trường đại học khối kinh tế nói riêng.

+ Về kĩ năng: Hình thành cho người học hệ thống kĩ năng nghiệp vụ sư phạm để có thể giảng dạy tốt ở bậc đại học.

+ Về thái độ: Hình thành cho người học ý thức nghề nghiệp và tác phong sư phạm của Nhà giáo bậc đại học( Giảng viên đại học)

Một phần của tài liệu Các biện pháp tổ chức, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên các trường đại học khối kinh tế (Trang 28 - 30)