Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Các biện pháp tổ chức, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên các trường đại học khối kinh tế (Trang 51 - 52)

2.4.1. Thuận lợi

Qua việc khảo sát đội ngũ giảng viên các trường đại học khối kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội chúng tôi thấy rằng: Ban giám hiệu nhà trường, Hội đồng khoa học, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Đào tạo đã rất chú ý đến việc đầu tư, ưu tiên cho đội ngũ giảng viên của mình. Đặc biệt đội ngũ cán bộ trẻ như: Tạo mọi điều kiện cho đi học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có sự đầu tư về cơ sở, vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học của trường, cho dự giờ mẫu, các giờ đổi mới phương pháp giảng dạy, các hội thi, hội giảng ( Đặc biệt đội ngũ cán bộ trẻ) có sự kèm cặp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ kèm cặp của các nhà giáo lão thành, các giáo sư, tiến sĩ các nhà khoa học, những người đi trước… nhằm giúp đỡ cho họ nhanh chóng hòa nhập, tự tin, chủ động, sáng tạo tích tực trong công tác giảng dạy chuyên môn để tự khẳng định mình khi đứng trên bục giảng là giảng viên của các trường đại học.

2.4.2. Khó khăn

Trong quá trình giảng dạy số giảng viên. Đặc biệt đội ngũ giảng viên trẻ họ thường gặp không ít khó khăn vì chủ yếu họ được giữ lại trường làm công tác giảng dạy, hướng dẫn thí nghiệm, thực tập… sau khi đỗ tốt nghiệp đại học loại ưu, chưa qua một trường, lớp đào tạo nghiệp vụ sư phạm, kĩ năng

sư phạm nào cho nên họ rất lúng túng trong khi lên lớp giảng bài, giao tiếp sư phạm giữa thầy và trò( Giảng viên và sinh viên) Việc nắm bắt tâm tư nguyện vọng của sinh viên…phương pháp giảng dạy: lí luận giáo dục, lí luận dạy học, cách trình bày một bài giảng sao cho khoa học dễ hiểu và đặc biệt trong quá trình hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học làm các bài tập lớn các đề tài nghiên cứu có độ chuyên sâu…họ gặp rất nhiều khó khăn cả về kiến thức và kinh nghiệm.

2.4.3. Mặt mạnh

Đội ngũ giảng viên của các trường đại học hiện nay đều có trình độ cao về chuyên môn (từ Thạc sĩ trở lên) có khả năng sử dụng máy vi tính thành thạo, biết từ 2 đến 3 ngoại ngữ, rất am hiểu về lĩnh vực chuyên môn mà mình đảm nhận giảng dạy, có sự chuyên môn hóa cao, nhanh nhạy, năng động sáng tạo, có sự cầu tiến, ham học hỏi, biết tận dụng tối đa sự ủng hộ và giúp đỡ của các thầy cô (Những giáo sư tiến sĩ những nhà khoa học) trong hội đồng giáo dục nhà trường (những cây đa cây đề) là những người đi trước truyền đạt lại kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu khoa học, họ biết khai thác thông tin tri thức từ rất nhiều nguồn khác nhau từ kiến thức trong sách vở, baó trí, ti vi, Intenet… để phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học của mình.

2.4.4. Mặt yếu

Bên cạnh những điểm mạnh đã nêu trên trong công tác giảng dạy đội ngũ giảng viên của các trường đại học. Đặc biệt đội ngũ giảng viên trẻ, qua khảo sát được biết một bất cập và rất khó khăn, lúng túng của đội ngũ này khi đứng trước bục giảng là: Tác phong sư phạm, khả năng truyền thụ tri thức, là sự giao lưu, giao tiếp giữa giảng viên và học viên, là cách trình bày bảng, bố cục bài giảng sao cho khoa học, sáng tạo giúp cho nổi bật trọng tâm vấn đề cần được trình bày.

Một phần của tài liệu Các biện pháp tổ chức, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên các trường đại học khối kinh tế (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w