Pháp luật của Hoa Kỳ về xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá và thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa của Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó với vấn đề chống bán phá giá đối với hàng hóa của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ và EU (Trang 103)

bán phá giá và thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa của Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đặc biệt nhấn mạnh tới mối quan hệ nhân quả giữa sản phẩm BPG và thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa. Tòa án liên bang Hoa Kỳ đã ra phán quyết rằng chỉ cần sản phẩm xuất khẩu góp phần, cho dù là rất nhỏ, vào việc gây ra thiệt hại thì coi như quan hệ nhân quả giữa hai yếu tố đó đã được xác định và hàng hóa BPG phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại đó.

Khi tiến hành điều tra BPG, cơ quan có thẩm quyền của Hoa Kỳ thường tập trung vào ba yếu tố: khối lượng hàng hóa BPG, ảnh hưởng của hàng hóa BPG tới giá của sản phẩm sản xuất trong nước và tác động của điều này tới năng lực cạnh tranh của các nhà sản xuất nội địa. Khối lượng nhập khẩu sản phẩm BPG lớn cùng với giá sản phẩm sản xuất trong nước bị sụt giảm mạnh trong cùng thời kỳ thường là cơ sở tất yếu dẫn tới kết luận có quan hệ nhân quả giữa sản phẩm BPG và thiệt hại. Để xác định mức độ thiệt hại, cơ quan có thẩm quyền của Hoa Kỳ sẽ tiến hành so sánh giá của sản phẩm sản xuất trong nước, giá của hàng hóa BPG và giá của hàng hóa không BPG [78, Chương 12].

Trong quá trình điều tra chống BPG, các cơ quan có thẩm quyền của Hoa Kỳ ít khi quan tâm tới các yếu tố khác cũng góp phần gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa. Dường như đối với Hoa Kỳ, chỉ cần có mối quan hệ nhân quả thì hàng hóa có BPG sẽ phải có trách nhiệm với toàn bộ thiệt hại đã gây ra cho ngành sản xuất nội địa.

Một phần của tài liệu Giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó với vấn đề chống bán phá giá đối với hàng hóa của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ và EU (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w