- Đội ngũ công nhân Thái Nguyên với việc phát triển kinh tế văn hóa xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong tỉnh
3.2.4. Xây dựng và thực hiện tốt các chính sách tạo động lực cho giai cấp công nhân
toàn thể đội ngũ công nhân ở mọi loại hình doanh nghiệp. Các tổ chức cơ sở đảng, tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ... trong các doanh nghiệp là lực lượng chủ yếu tuyên truyền, vận động, đặc biệt là công đoàn tổ chức bảo vệ quyền lợi cho người lao động và trực tiếp tuyên truyền đến đội ngũ công nhân.
- Đa dạng hóa các loại hình tuyên truyền, sử dụng phong phú các phương tiện truyền thông nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Sử dụng các loại hình tuyên truyền như thông qua lớp bồi dưỡng lý luận chính trị, qua các hội thi tìm hiểu, qua các đợt vận động, qua hoạt động văn hóa văn nghệ, các phong trào thi đua, hoạt động thể thao, giải trí... sử dụng nhiều loại phương tiện tuyên truyền như qua sách báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình, diễn đàn công nghiệp, cổ động, áp phích... một cách sinh hoạt, sáng tạo với những nội dung dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm sẽ giúp công nhân tiếp nhận một cách tự giác.
- Đội ngũ làm công tác tuyên truyền giáo dục phải có trình độ tri thức, có kỹ năng về tuyên truyền miệng, có khả năng thu hút và tập hợp quần chúng về mình, thường xuyên được tập huấn nâng cao nghiệp vụ, có chính sách khen thưởng xứng đáng...
- Trong quá trình tuyên truyền giáo dục ý thức chính trị cần chú ý phát hiện những thanh niên công nhân ưu tú vừa có tay nghề, trình độ học vấn cao vừa có lập trường chính trị vững vàng, ý thức giác ngộ XHCN để tiếp tục đào tạo thành những nhà quản lý, những nhà lãnh đạo giỏi xuất thân từ công nhân.
- Có cơ chế khuyến khích những người có ý thức nâng cao trình độ chính trị của mình...
Nâng cao ý thức chính trị, ý thức pháp luật, tác phong công nghiệp là việc làm cơ bản, liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của đội ngũ công nhân, do đó phải được coi là việc làm thường xuyên, lâu dài và phải có sự chỉ đạo của cấp ủy đảng, sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, sự chú trọng của các tổ chức chính trị - xã hội, ý thức tự giác của bản thân mỗi người công nhân tỉnh Thái Nguyên trong suốt tiến trình cách mạng nhằm xây dựng thành công CNXH ở Việt Nam.
3.2.4. Xây dựng và thực hiện tốt các chính sách tạo động lực cho giai cấp công nhân công nhân
Đây là một trong những giải pháp hết sức quan trọng không thể thiếu trong xây dựng và phát triển giai cấp công nhân hiện nay, bởi lẽ việc thực hiện tốt những chính sách tạo động lực trước hết sẽ giúp công nhân ổn định về mặt đời sống, thu nhập, có điều kiện học tập nâng cao trình độ về mọi mặt, có thời gian hoạt động và hưởng thụ các dịch vụ văn hóa xã hội. Chính sách xã hội có rất nhiều, song chính sách tạo động lực cho giai cấp công nhân về cơ bản có hai loại: Chính sách bảo đảm xã hội và chính sách khuyến khích xã hội.
Chính sách bảo đảm xã hội là hệ thống những quy định có tính chất cam kết và bắt buộc thi hành của Nhà nước đối với người lao động, bảo đảm những điều kiện thiết yếu cho hoạt động sống của người lao động nhằm tạo sự ổn định về mặt xã hội cho người lao động. Ví dụ các chính sách về việc làm, thu nhập, giải quyết tranh chấp lao động, bảo hiểm xã hội.
Chính sách khuyến khích xã hội như: chính sách thi đua khen thưởng, các chính sách về đào tạo và đào tạo lại cho người lao động; chính sách về phát huy tài năng sáng tạo (phát minh, sáng chế), các chính sách phát hiện bồi dưỡng, bảo vệ tài năng... là hệ thống những quy định vừa có tính cam kết bắt buộc thi hành của nhà nước đối với người lao động vừa có tính động viên người lao động cố gắng phấn đấu hết mình trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội.
ở Thái Nguyên, việc thực hiện tốt các chính sách xã hội tạo động lực cho giai cấp công nhân là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay. Cụ thể là: