- Đội ngũ công nhân Thái Nguyên với việc phát triển kinh tế văn hóa xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong tỉnh
3.1.4. Phát triển đội ngũ công nhân Thái Nguyên gắn với việc mở rộng và phát huy dân chủ của công nhân, thực hiện công bằng xã hộ
phát huy dân chủ của công nhân, thực hiện công bằng xã hội
Dân chủ và công bằng xã hội là một trong những động lực chủ yếu để phát triển đất nước là mục tiêu mà chế độ ta hướng tới. Giai cấp công nhân chỉ thực sự cống hiến hết mình cho sự nghiệp phát triển đất nước khi họ được đảm bảo và thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của mình trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Do vậy, phát triển giai cấp công nhân Việt Nam nói chung, đội ngũ công nhân Thái Nguyên không thể bỏ qua nội dung mở rộng và phát huy dân chủ và thực hiện công bằng xã hội.
Trong thực tế, việc phát triển nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế và sự ra đời của nhiều loại hình doanh nghiệp, rất khó có một thiết chế dân chủ thống nhất. Vì vậy mở rộng dân chủ điều cốt yếu là phải xây dựng cho được quy chế dân chủ cơ sở nói chung và ở các doanh nghiệp nói riêng. Quy chế dân chủ là sự cụ thể hóa quyền làm chủ XHCN của công nhân trên mọi lĩnh vực hoạt động trong sản xuất của doanh nghiệp. Qua thực hiện quy chế dân chủ sẽ nâng cao dần nhận thức của công nhân về thực hiện và phát huy quyền làm chủ chính đáng của mình, từ đó tăng cường đoàn kết trong công nhân, giữa công nhân và người sử dụng lao động, người quản lý doanh nghiệp, tạo động lực thúc đẩy việc hoàn thành nhiệm vụ chủ yếu của các doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh. Việc xây dựng được quy chế dân chủ ở các loại hình doanh nghiệp là vấn đề rất khó, nhất là trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư với nước ngoài. Do vậy, tìm hướng đi cho vấn đề này không phải là vấn đề đơn giản một sớm một chiều, nó đòi hỏi phải có thời gian và sự cố gắng của cả chủ doanh nghiệp và bản thân công nhân, cũng như sự quan tâm của cả hệ thống chính trị mà nếu thực hiện quá khiên cưỡng rất dễ dẫn đến kết quả ngược lại.
Mở rộng dân chủ và thực hiện công bằng xã hội không chỉ dừng lại ở việc xây dựng và thực hiện cho được quy chế dân chủ ở mọi loại hình doanh nghiệp mà còn phụ thuộc cả vào việc xây dựng và thực hiện tốt các thiết chế dân chủ trong các loại hình doanh nghiệp mà trước hết là xây dựng và củng cố hệ thống chính trị ở các doanh nghiệp như tổ chức cơ sở đảng, công đoàn, thanh niên, phụ nữ... nhằm tập hợp, giác ngộ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công nhân; giữ vững tư cách chủ nhân đất nước, giữ gìn lối sống văn hóa trong công nhân. Đi đôi với xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở doanh nghiệp cần phải thông qua Đại hội công nhân viên chức, ký kết thỏa ước lao động và thanh tra công nhân... để thực thi quyền dân chủ đối với công nhân lao động. Đây là những vấn đề cốt lõi, là tiền đề để phát huy quyền làm chủ của công nhân. Thực hiện được những nội dung này đồng nghĩa với việc mở rộng dân chủ, thực hiện công bằng xã hội trong công nhân lao động, góp phần to lớn vào quá trình tạo động lực cho giai cấp công nhân hoàn thành vai trò to lớn của mình trong sự nghiệp phát triển đất nước. Từ ý nghĩa quan trọng của mở rộng phát huy quyền làm chủ; đảm bảo công bằng xã hội của công nhân lao động trong mọi loại hình doanh nghiệp cho thấy phát triển đội ngũ công nhân Thái Nguyên cần gắn với mở rộng việc phát huy dân chủ trong công nhân lao động và từng bước thực hiện công bằng xã hội.