- Đội ngũ công nhân Thái Nguyên với việc phát triển kinh tế văn hóa xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong tỉnh
3.2.2. Đổi mới nội dung, phương pháp, phương tiện đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công nhân
trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công nhân
Nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công nhân đang là đòi hỏi bức thiết, trước mắt và cũng là nhiệm vụ cơ bản lâu dài trong xây dựng đội ngũ công nhân Thái Nguyên. Thực tế hiện nay, trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề của công nhân Thái Nguyên còn rất thấp, thiếu cân đối và phân bố không đều. Tỷ lệ công nhân chưa qua đào tạo còn cao trong khi số được đào tạo lại không đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn sản xuất. Số công nhân trước đây vốn trong doanh nghiệp nhà nước nay giải thể chưa được đào tạo lại đang tiếp tục bổ sung vào đội ngũ công nhân chưa được đào tạo. Sự thiếu hụt công nhân đã qua đào tạo, đủ khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất đang trở thành vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn muốn mở rộng sản xuất và cải tiến công nghệ mới. Ngày hội việc làm tỉnh Thái Nguyên hàng năm đều được tổ chức song bản thân các doanh nghiệp không tìm được quá 50% nhân lực cần tìm, bản thân người lao động chỉ có 39% tìm được việc làm phù hợp mà chủ yếu lại là lao động giản đơn.
Trong những năm qua, trên tinh thần quán triệt đường lối của Đảng: coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, các cấp chính quyền tỉnh đã rất quan tâm đến vấn đề nâng cao trình độ mọi mặt cho người lao động. UBND tỉnh đã tổ chức xây dựng và triển khai "Đề án phát triển giáo dục đào tạo tỉnh Thái Nguyên từ 2000 - 2005", trong đó rất chú trọng đến vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong hệ thống các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Cho đến nay, chưa tổng kết được kết quả đạt được của toàn bộ đề án, song mỗi năm đều có sơ kết, đánh giá kết quả đạt được và những hạn chế còn gặp phải. Nhìn chung, chất lượng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ đã được nâng lên nhưng cũng chưa thật khả quan. Do vậy, vấn đề nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp cho đội ngũ công nhân vẫn đang là yêu cầu bức thiết, nếu chậm giải quyết sẽ trở thành lực cản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh. Để nâng cao trình độ mọi mặt của đội ngũ công nhân Thái Nguyên hiện nay cần phải đổi mới và nâng cao về nội dung, phương pháp, phương tiện đào tạo.
Trên thực tế, theo sự đánh giá của hầu hết các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thì đa số công nhân đã đào tạo (các học viên kỹ thuật vừa ra trường ở các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn chỉ đáp ứng 60% yêu cầu về lý thuyết còn thực hành chỉ đạt 40%) đều phải đào tạo lại. Điều đó chứng tỏ nội dung đào tạo còn nhiều bất cập, do vậy cần phải đổi mới nội dung và chương trình đào tạo. Chẳng hạn như nâng số giờ thực hành lên bằng hoặc cao hơn lý thuyết. Đưa tin học và ngoại ngữ vào nội dung chương trình đào tạo, nhanh chóng nối mạng Internet trong các hệ thống các trường dạy nghề và Trung tâm giáo dục trên cả nước để cập nhật những công nghệ mới, đào tạo chuyên sâu các ngành nghề mới đang đặt ra trong thời kỳ cách mạng khoa học - công nghệ như: điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học... chuẩn bị hình thành đội ngũ công nhân hiện đại làm chủ các công nghệ tiên tiến. Bên cạnh đó cũng cần chú trọng đào tạo, trang bị những kiến thức về kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp - một điều kiện cần có của người công nhân trong nền công nghiệp hiện đại. Cùng với việc đổi mới nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo cũng cần được cải tiến sao cho phù hợp, bên cạnh việc sử dụng có hiệu quả các phương pháp đào tạo truyền thống vào đào tạo nghề cần bổ sung những phương pháp mới trong quá trình đào tạo như sử dụng phương pháp đào tạo tích cực nhằm kích thích sự sáng tạo cho học viên, sử dụng công nghệ tin học trong đào tạo, chú trọng phương pháp tự đào tạo để học viên chủ động nắm bắt kiến thức và có khả năng áp dụng ngay trong thực tế, đa dạng hóa các phương pháp đào tạo để đạt hiệu quả cao nhất. Song song với điều đó là đầu tư kinh phí nhằm đổi mới các phương tiện đào tạo, có những phương tiện đào tạo hiện đại gắn với công nghệ tiên tiến của thế giới và khu vực giúp công nhân sau khi đào tạo có thể áp dụng ngay vào thực tiễn sản xuất...
Để quá trình này thực sự đạt hiệu quả cao theo chúng tôi cần có biện pháp cơ bản sau:
- Tỉnh phải tiếp tục đầu tư về cơ sở vật chất và mở rộng quy mô đào tạo công nhân trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp dạy nghề trên địa bàn. Hiện tại Thái Nguyên có 6 trường đại học và trên 20 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Nhưng cơ sở vật chất thấp kém, các thiết bị dùng cho học tập, thực
hành nghề quá cũ, không phù hợp với yêu cầu thực tế. Do đó số lượng công nhân kỹ thuật được đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu thực tế đặt ra trong đó lại bị thu hút đi các tỉnh khác nên số lao động trực tiếp trên địa bàn còn không đáng kể.
- Tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân về ý nghĩa của việc nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề cho đội ngũ công nhân. Vận động mọi tầng lớp nhân dân nhất là đội ngũ các doanh nghiệp, các ngành kinh tế trọng điểm trên địa bàn tham gia vào quá trình "xã hội hóa" sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giai cấp công nhân; khuyến khích mở rộng đa dạng các hình thức đào tạo và đào tạo lại với đủ các loại hình cả dài hạn, ngắn hạn, chuyên sâu; chú trọng đào tạo nghề và công nghệ trực tiếp tại các công ty, xí nghiệp với hình thức liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nhằm trang bị cho công nhân những kiến thức về kỹ thuật công nghệ cập nhật, gắn liền với quá trình sản xuất. Thành lập các quỹ khen thưởng, sáng tạo nhằm phát huy năng lực sáng tạo trong đội ngũ công nhân. Cùng với việc mở rộng quy mô đào tạo, cũng cần đầu tư đào tạo chuyên sâu đội ngũ công nhân có trình độ cao thực hiện "trí thức công nhân" hình thành từng bước đội ngũ công nhân kỹ thuật cao.
- Tham vấn với các địa phương khác có kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công nhân thông qua nhiều con đường khác nhau nhằm nâng dần trình độ công nhân trong tỉnh lên ngang tầm đội ngũ công nhân trình độ cao ở các trung tâm kinh tế lớn của cả nước. Thực hiện có hiệu quả quá trình chuyển giao kinh nghiệm đào tạo, có hướng liên doanh đào tạo, dạy nghề với nước ngoài để có thể tận dụng được vốn và kỹ thuật, công nghệ của các nước công nghiệp phát triển nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ công nhân Thái Nguyên.
Đào tạo nghề, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công nhân Thái Nguyên còn rất nhiều bất cập mà chủ yếu là do cơ chế, chính sách, quy hoạch đào tạo ở lĩnh vực này chưa thật thống nhất, các cấp chính quyền có quan tâm nhưng chưa thật đầu tư đúng với vai trò của nó. Cần phải được quan tâm và đầu tư hơn nữa về tất cả các phương diện đặc biệt là đầu tư kinh phí cho công nghiệp đào tạo công nhân giỏi. Vì sự đóng góp của đội ngũ công nhân có trình độ tri thức cao giữ vị trí quyết định năng suất, chất lượng trong sản xuất.
3.2.3.Thường xuyên giáo dục ý thức chính trị, ý thức pháp luật, kỷ luật và tác phong lao động công nghiệp cho đội ngũ công nhân
Đội ngũ công nhân Thái Nguyên ra đời sớm, được giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin từ rất sớm, có truyền thống cách mạng cách mạng và truyền thống đó tiếp tục được phát huy. Hiện nay, chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đội ngũ công nhân Thái Nguyên ngày càng được bổ sung lực lượng lớn công nhân tuổi đời còn rất trẻ, chưa trải qua quá trình đấu tranh cách mạng, lại bị cạnh tranh lẫn nhau bởi nhu cầu việc làm và thu nhập, vì thế ý thức chính trị, ý thức pháp luật, tác phong lao động công nghiệp đều còn rất hạn chế. Vì vậy, trong quá trình phát triển đội ngũ công nhân Thái Nguyên lớn mạnh cả về chất lượng và số lượng thì một trong những vấn đề cơ bản nhất là phải thường xuyên giáo dục ý thức chính trị, ý thức pháp luật, hình thành tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động cho đội ngũ công nhân.
Giáo dục ý thức chính trị cho đội ngũ công nhân Thái Nguyên thực chất là quá trình giáo dục, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đổi mới của Đảng, về vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị, truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh bất khuất, truyền thống cần cù sáng tạo của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam, giáo dục những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam, nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng, khẳng định mục tiêu, con đường đi lên CNXH của cách mạng Việt Nam. Giáo dục ý thức pháp luật, kỷ luật lao động và tác phong công nghiệp cho đội ngũ công nhân là quá trình giáo dục Hiến pháp và pháp luật đặc biệt là Luật lao động, Luật công đoàn, Luật đầu tư, các chế độ chính sách có liên quan đến người lao động như chính sách việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội; tuyên truyền và đề cao kỷ luật lao động trong sản xuất công nghiệp, từ đó hình thành ở đội ngũ công nhân tác phong lao động công nghiệp. Để công tác này thực sự đạt hiệu quả, thực sự nâng cao nhận thức, thái độ của mỗi công nhân chuyển biến thành hành động tích cực, cần chú ý đến một số điểm cơ bản sau:
- Tỉnh phải xây dựng nội dung giáo dục thống nhất phù hợp với mọi đối tượng công nhân. Trên cơ sở tổ chức một cách thường xuyên các hoạt động giáo dục, tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng phong phú, hấp dẫn, dễ hiểu, dễ nắm bắt. Phải có sự tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm để có hướng điều chỉnh kịp thời.
- Phải có sự phối kết hợp của mọi cấp, mọi ngành, mọi tổ chức đoàn thể có liên