Về cơ cấu giới tính, thành phần dân tộc và tín ngưỡng tôn giáo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đội ngũ công nhân Thái Nguyên với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá pptx (Trang 56 - 57)

- Đội ngũ công nhân Thái Nguyên với việc phát triển kinh tế văn hóa xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong tỉnh

2.1.3.2. Về cơ cấu giới tính, thành phần dân tộc và tín ngưỡng tôn giáo

- Về giới tính: với đặc thù của một tỉnh được đầu tư phát triển công nghiệp nặng nên trước những năm đổi mới tỷ lệ công nhân là nam giới cao hơn nữ giới nhất là các ngành công nghiệp khai thác mỏ, vận tải, xây dựng, sửa chữa, sản xuất động cơ ô tô, xe máy, khu vực công nghiệp quốc phòng. Tính trung bình tỷ lệ đó là: nam giới chiếm 58,9%, nữ giới chiếm 41,1% [9, tr.12]. Từ khi tiến hành đổi mới đến nay, do phát triển hợp lý các ngành công nghiệp nặng đã có từ trước thì đến nay nhiều ngành sản xuất mới thuộc công nghiệp nhẹ đã bắt đầu được đầu tư phát triển do đó tỷ lệ giới tính trong công

nhân đã phát triển cân đối hơn. Tính đến thời điểm hiện nay, theo báo cáo của Liên đoàn lao động các cấp khảo sát 151 doanh nghiệp với 64.593 số lượng công nhân thì tỷ lệ đó đang là 51,5% (nam), 49,5% (nữ). Điều đó phản ánh xu hướng tích cực trong phát triển sản xuất, mặt khác cũng tạo điều kiện cho phụ nữ có việc làm và thu nhập ổn định, cải thiện đời sống và có cơ hội phấn đấu vươn lên.

- Về thành phần dân tộc: Thái Nguyên là một tỉnh có 9 thành phần dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm 75,5%, các dân tộc khác chiếm 24,5% dân số, nhưng công nhân các dân tộc ít người chỉ chiếm 11,8% (trong đó dân tộc Tày 5,02%, Nùng 2,03%, dân tộc Dao 1,31%, các dân tộc còn lại 3,97%) người Kinh chiếm 88,2% [9, tr.15]. Sở dĩ có tình trạng này là do các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh trình độ học vấn còn thấp, có tư tưởng an phận thủ thường, ít muốn đến thành phố hoặc các thị tứ kiếm việc làm. Xuất phát từ tình trạng đó, thiết nghĩ tỉnh cũng cần có những chính sách cụ thể để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật ở các vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa để từng bước rút ngắn khoảng cách trên, tạo điều kiện để nhân dân các dân tộc trong tỉnh vốn đã có truyền thống đoàn kết trong đấu tranh giữ nước nay càng gắn bó chặt chẽ để thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong tương lai.

- Về tín ngưỡng, tôn giáo: Thái Nguyên có 2 tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo, các tôn giáo khác chưa có nơi thờ tự và số lượng tín đồ không đáng kể. Riêng đạo Tin lành, hiện nay đang có xu hướng gia tăng song vẫn chưa được công nhận tính hợp pháp vì do chưa đăng ký hoạt động chính thức trên địa bàn. Số lượng công nhân có đạo, theo số liệu của Liên đoàn lao động tỉnh, ước tính khoảng 15,2%, trong đó Phật giáo 8,2%, Thiên chúa giáo là 7,0%, còn lại là công nhân không có tôn giáo. Nhìn chung, đây cũng là điểm thuận lợi cho việc tiếp thu khoa học, kỹ thuật, công nghệ của công nhân do không bị hạn chế bởi đức tin tôn giáo và nhận thức của các tín đồ. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây tình hình tôn giáo đang có những diễn biến phức tạp, vì vậy cũng cần phải nâng cao việc tuyên truyền, giáo dục để công nhân từng bước thoát dần những ảnh hưởng tiêu cực tôn giáo, có ý thức vươn lên trong lao động sản xuất theo phương châm "sống tốt đời đẹp đạo", đồng thời phải đảm bảo nguyên tắc tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người công nhân.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đội ngũ công nhân Thái Nguyên với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá pptx (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)