Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của công nhân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đội ngũ công nhân Thái Nguyên với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá pptx (Trang 43 - 46)

- Đội ngũ công nhân Thái Nguyên với việc phát triển kinh tế văn hóa xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong tỉnh

2.1.2.1.Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của công nhân

Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi người công nhân phải không ngừng tự học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ về mọi mặt. Trong vài năm trở lại đây, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ công nhân Thái Nguyên được nâng lên đáng kể, nhất là đội ngũ công nhân có tuổi đời, tuổi nghề còn trẻ.

- Về trình độ học vấn:

Bảng 2.1: Trình độ học vấn của đội ngũ công nhân Thái Nguyên

Đơn vị tính: % Trình độ học vấn Mốc thời gian 1990 1995 2000 2004 Tiểu học (cấp I) 39,9 27,1 8,7 2,5 PTCS (cấp II) 32,8 39,2 40,1 35,7 PTTH (cấp III) 27,3 33,7 52,2 62,1

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh - Liên đoàn lao động tỉnh Thái Nguyên.

Qua số liệu trên có thể nhận thấy, trình độ học vấn công nhân ngày càng được nâng lên, nhất là trong giai đoạn 2000-2005. Điểm thuận lợi, Thái Nguyên là nơi tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học dạy nghề và hệ thống các trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia tương đối cao nên việc học tập nâng cao trình độ học vấn của đội ngũ công nhân gặp không nhiều khó khăn như một số tỉnh khác.

Số lượng công nhân có trình độ học vấn tốt nghiệp PTTH theo lứa tuổi đa số còn khá trẻ chủ yếu là từ 16-35 tuổi chiếm 82,6% còn lại là từ 36 trở lên. Đây cũng là điểm thuận lợi trong việc tiếp thu những tri thức khoa học công nghệ đối với đội ngũ công nhân Thái Nguyên. Một vấn đề khác cũng đáng lưu ý là dù tỷ lệ công nhân tốt nghiệp PTTH tương đối cao nhưng số lượng nam công nhân tốt nghiệp PTTH có chênh lệch đáng kể so với tỷ lệ nữ công nhân (8,6%).

- Về trình độ chuyên môn kỹ thuật:

Mặc dù có thuận lợi là một tỉnh có hệ thống các trường đào tạo nghề khá cao (trên 20 trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề), song tỷ lệ công nhân qua đào tạo chưa phải cao và phân bố không đồng đều. Cụ thể:

- Số lao động có trình độ cao đẳng trở lên chiếm 13,9%. - Số lao động là công nhân kỹ thuật chiếm 32,1%.

- Số lao động được đào tạo trình độ trung cấp chiếm 15,4%. - Không được đào tạo là 38,6%.

Số công nhân qua đào tạo chủ yếu hoạt động trong khu vực kinh tế nhà nước do Trung ương quản lý, còn lao động trong doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý và doanh nghiệp ngoài nhà nước tỷ lệ chưa qua đào tạo còn khá cao (67%). Số lao động

đã được đào tạo và có chuyên môn nghiệp vụ do hoạt động trong một số doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả nên đang có xu hướng giảm dần.

Một điểm bất cập nữa là số lượng công nhân ngày càng được thu hút vào khu vực các doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng rất nhanh nhưng tỷ lệ người có trình độ khoa học - kỹ thuật cao lại giảm. Điều đó cho thấy, nhiệm vụ đào tạo nghề cho người lao động chưa đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế nói chung và của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước nói riêng.

- Trình độ chuyên môn của đội ngũ công nhân Thái Nguyên thể hiện qua bậc thợ.

Theo kết quả điều tra sơ bộ của Cục Thống kê - Liên đoàn lao động tỉnh và Sở lao động thương binh xã hội tỉnh cho thấy:

Bảng 2.2: Trình độ bậc thợ, chuyên môn, nghiệp vụ của công nhân

Thái Nguyên (tính đến 2004)

Đơn vị tính: %

Trình độ chuyên môn Tỷ lệ

- Lao động giản đơn 16,6

Bậc 1 2,6% Bậc 2 3,1% Bậc 3 12,5% Bậc 4 10,1% Bậc 5 9,9% Bậc 6 8,1% Bậc 7 4% Trung cấp 15,4% Cao đẳng, đại học 13,9%

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Thương binh - Xã hội tỉnh Thái Nguyên.

Tỷ lệ công nhân lao động giản giản đơn và bậc thợ thấp còn chiếm tỷ lệ cao 38,6%, thợ lành nghề bậc cao chỉ chiếm 12,1%, trong đó nam có trình độ bậc thợ cao hơn nữ nhất là thợ lành nghề (bậc 6-7) nam chiếm 75,4%.

Xét theo thành phần kinh tế: các cơ sở công nghiệp nặng chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước quản lý nên thợ bậc cao trong khu vực nhà nước cao hơn doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhưng chưa phát huy được hết năng lực chuyên môn do công việc

chưa thật ổn định, làm việc không đúng với ngành nghề được đào tạo. Một điểm đáng lưu ý nữa là trong nền kinh tế Thái Nguyên bắt đầu hình thành ngành có thiết bị công nghệ cao nhưng thiếu hụt nghiêm trọng công nhân thợ bậc cao, phù hợp.

Từ kết quả điều tra cho thấy, dù có nhiều lợi thế, song sự thiếu hụt công nhân có trình độ tay nghề cao và dư thừa lao động giản đơn đang là bài toán khó đối với sự phát triển kinh tế chung của tỉnh. Mặc dù Đảng, Nhà nước và đoàn thể các cấp đã quan tâm, chú trọng đến công tác đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn tỉnh song hiệu quả còn thấp. Có tình trạng trên là do tỉnh chưa có chiến lược về quy hoạch đào tạo đội ngũ công nhân gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; các trường đào tạo nghề chưa bắt kịp với yêu cầu phát triển, chưa có chính sách đầu tư thỏa đáng về kinh phí đào tạo cho người công nhân, chưa tận dụng những tri thức của những công nhân tay nghề bậc cao đã lớn tuổi chuyển giao kinh nghiệm cũng như tri thức trong lao động cho lớp công nhân còn trẻ. Nhiều công nhân chỉ lo kiếm sống không muốn giành thời gian cho đào tạo, nhiều doanh nghiệp sử dụng lao động do mở rộng sản xuất, tìm kiếm giá nhân công rẻ nên tuyển lựa tự do chủ yếu là các lao động không qua đào tạo... Những hạn chế nói trên đang trở thành lực cản đối với tỉnh Thái Nguyên trong quá trình hội nhập và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khắc phục những mặt hạn chế đó vừa là yêu cầu khách quan vừa là điều kiện đảm bảo thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đội ngũ công nhân Thái Nguyên với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá pptx (Trang 43 - 46)