Về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp hiện nay ở Thái Nguyên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đội ngũ công nhân Thái Nguyên với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá pptx (Trang 52 - 54)

- Đội ngũ công nhân Thái Nguyên với việc phát triển kinh tế văn hóa xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong tỉnh

2.1.2.5.Về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp hiện nay ở Thái Nguyên

- Về mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động: Phát triển nền kinh tế thị trường đã làm thay đổi căn bản về quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước, giữa chủ và thợ trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Riêng đối với tỉnh Thái Nguyên, mối quan hệ này được duy trì tương đối tốt. Điều đó thể hiện ở việc trong những năm đổi mới vừa qua Thái Nguyên chưa xảy ra một vụ đình công nào. Tất nhiên, không thể không tránh khỏi những vụ tranh chấp lao động do nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo báo cáo mới nhất của Liên đoàn lao động tỉnh 2004 từ năm 1999 đến năm 2004 chỉ có 2 vụ tranh chấp lao động kéo dài có diễn biến phức tạp của 2 tập thể: công nhân lao động thuộc Công ty dâu tằm tơ (năm 1999) và tập thể đoàn viên nghiệp đoàn mô tô chở khách bến xe Thái Nguyên thuộc Công đoàn ngành giao thông vận tải Thái

Nguyên (năm 2003) hai vụ việc trên đã được giải quyết dứt điểm và đã không còn tranh chấp lao động. Hơn thế nữa, thông qua điều tra xã hội học cho thấy quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động hiện nay tương đối tốt, nhất là trong các doanh nghiệp nhà nước, chỉ có một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, mối quan hệ này còn nhiều khúc mắc.

Bảng 2.4: Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên

tính đến năm 2004

Đơn vị tính: %

ý kiến công nhân

Thành phần kinh tế Quốc

doanh Tập thể Tư nhân

Có vốn đầu tư nước ngoài

Quan hệ tốt 52,20 69,2 25,91 23,24 Quan hệ bình thường 47,6 30,1 64,62 69,52 Công nhân bị xâmphạm 0,25 0,33 0,71 1,47 Công nhân bị đuổi việc vô

cớ 0,21 4,12 6,58

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Thương binh - Xã hội tỉnh Thái Nguyên.

- Về đình công, bãi công:

Xuất phát từ những tranh chấp lao động kéo dài, không được giải quyết dứt điểm dễ dẫn đến đình công, bãi công. Riêng đối với tỉnh Thái Nguyên, một phần do chưa có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất mà vốn đầu tư chủ yếu từ nước ngoài (nơi tập trung nhiều vụ đình công, bãi công trên cả nước), một phần nữa các doanh nghiệp nhà nước đóng trên địa bàn mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động được duy trì khá tốt, vì vậy trong nhiều năm trở lại đây, Thái Nguyên chưa xảy ra một vụ đình công nào. Tuy nhiên, một số vụ tranh chấp lao động mà điển hình là hai vụ tranh chấp lao động tập thể xảy ra năm 1999 và 2003 cùng khá nhiều tranh chấp lao động giữa cá nhân người công nhân với người sử dụng lao động mà chủ yếu nằm ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước (trên 70%). Nguyên nhân phần lớn là do người sử dụng lao động vi phạm luật lao động, thiếu tôn trọng người lao động, lợi dụng sự kém hiểu biết pháp luật và nhu cầu tìm kiếm việc làm của người lao động... trì hoãn hoặc cố tình không thực hiện đầy đủ chế độ chính sách đối với người lao động, thậm chí còn có hành vi thiếu văn hóa, trù dập, đối xử thô bạo với người lao động, chấm dứt hợp đồng một

cách vô cớ và xử lý kỷ luật khi người lao động đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng. Bản thân người lao động, do tuổi đời còn trẻ, chưa trải qua môi trường công nghiệp nên tác phong công nghiệp kém, dễ vi phạm kỷ luật lao động. Mặt khác người lao động hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, chưa thông cảm với người sử dụng lao động, khi gặp bức xúc thường dễ bị kích động dẫn đến tranh chấp với người sử dụng lao động. Khi tranh chấp lao động xảy ra người lao động không tìm đến các tổ chức công đoàn và các đoàn thể khác tham khảo ý kiến, tìm biện pháp giải quyết mà thường có những phản ứng tiêu cực; các tổ chức đoàn thể cũng chưa phát huy được vai trò của mình trong công tác tuyên truyền và trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động, trình độ hiểu biết và năng lực công tác còn nhiều hạn chế.

Mặc dù trên địa bàn chưa xảy ra vụ đình công nào, song do yêu cầu của phát triển công nghiệp, nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục đầu tư sản xuất và kinh doanh tại địa bàn, từ đó có thể sẽ để xảy ra nhiều vụ tranh chấp lao động mới và nếu không giải quyết kịp thời thì việc chuyển sang đình công, bãi công là tất nhiên. Vì vậy, ngoài vấn đề tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền về pháp luật cũng như quyền và nghĩa vụ của người lao động khi tham gia lao động, các cấp ủy đảng, chính quyền, Liên đoàn lao động các cấp và các đoàn thể chính trị cơ sở cần quan tâm hơn nữa trong việc xây dựng và đẩy mạnh hoạt động trong đội ngũ công nhân. Có như vậy tranh chấp lao động, đình công, bãi công của công nhân mới không diễn ra, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn và ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ phát triển kinh tế nói chung của tỉnh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đội ngũ công nhân Thái Nguyên với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá pptx (Trang 52 - 54)