Đội ngũ công nhân Thái Nguyên rất đa dạng về thành phần dân tộc cũng như về thành phần xuất thân.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đội ngũ công nhân Thái Nguyên với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá pptx (Trang 33 - 35)

như về thành phần xuất thân.

Với vị trí thuận lợi về giao thông gồm cả đường bộ, đường sắt và đường thủy.Thái Nguyên có 3 quốc lộ: Quốc lộ 3 chạy suốt chiều dài tỉnh Thái Nguyên từ Nam (Cầu Đa Phúc) lên Bắc (Phú Lương) qua tỉnh Bắc Kạn lên Cao Bằng (trên 300 km). Quốc lộ 1 B từ cầu Gia Bẩy (thành phố Thái Nguyên) qua hai huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai lên đến Lạng Sơn; quốc lộ 19 chạy từ Hiệp Hòa (Bắc Giang) sang Thái Nguyên, với tổng chiều dài trên 500 km. Tỉnh quản lý 275,2 km. Ngoài ra, Thái Nguyên có 2 tuyến đường sắt: Hà Nội - Quán Triều - Núi Hồng, và Lưu Xá (Thái Nguyên) - Kép (Bắc Giang) - Uông Bí - Quảng Ninh với tổng chiều dài tỉnh quản lý 167,5 km. Cũng như truyền thống của tỉnh công nghiệp trọng điểm của vùng Việt Bắc, Thái Nguyên là tỉnh thành thu hút nguồn nhân lực đến từ rất nhiều tỉnh, nhất là con em các dân tộc thuộc các tỉnh lân cận. Bên

cạnh đó, Thái Nguyên còn là một trong 6 trung tâm đào tạo của cả nước bao gồm 6 trường đại học, trên 20 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, 8 trạm nghiên cứu, 7 trung tâm thực nghiệm... với một lực lượng trí thức và đội ngũ khoa học, kỹ thuật đông đảo. Hàng năm đào tạo một số lượng khá lớn công nhân kỹ thuật bổ sung vào đội ngũ công nhân Thái Nguyên và đội ngũ công nhân một số tỉnh bạn. Với địa hình mang đặc trưng ba vùng gồm cả trung du, vùng núi và vùng cao nên Thái Nguyên có tới 9 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó, đa phần là dân tộc Kinh: 818.268 (75,5%), tiếp đến là dân tộc Tày 115.966 (10,7%), dân tộc Nùng khoảng 5,1% còn lại là các dân tộc Dao, Sán Dìu, Sán Chỉ, Cao Lan, H'mông, Hoa. Tất cả những điều đó tạo nên nét đặc trưng trong đội ngũ công nhân Thái Nguyên sự đa dạng về thành phần xuất thân và dân tộc.

Theo kết quả điều tra 92 doanh nghiệp đóng trên địa bàn (trong đó gồm: 50 doanh nghiệp địa phương, 42 doanh nghiệp Trung ương) thì số công nhân từ các nơi khác về làm việc trong các khu công nghiệp ở Thái Nguyên chiếm tới 49,4%; có tới 7 thành phần dân tộc trong đó dân tộc Kinh chiếm 88,2%; dân tộc Tày, Nùng 7,5%, còn lại là các dân tộc: Dao, Sán Chay, Cao Lan, Hoa chiếm 4,3%. Thành phần xuất thân cũng rất đa dạng. Cụ thể là, số công nhân xuất thân từ học sinh phổ thông chiếm 33,2%; số công nhân tốt nghiệp trung học công nghiệp và dạy nghề là 15,4%; tốt nghiệp đại học, cao đẳng 15,9%, từ bộ đội 5,1%; từ nông dân 12,1%; từ cán bộ công chức: 8,1%, những người chưa có việc làm được tuyển dụng là 10,2% [9, tr.16]. Như vậy có thể thấy rằng việc phát triển công nghiệp ở Thái Nguyên không những chỉ giải quyết việc làm cho đội ngũ lao động trên địa bàn tỉnh mà còn thu hút nguồn nhân lực từ các tỉnh lân cận. Điều đó cũng có nghĩa là nguồn lực lao động ở đây khá dồi dào, và như vậy khi tiến hành mở rộng sản xuất, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ tương đối thuận lợi nếu xét riêng về góc độ nhân lực. Song, sự phát triển dồi dào về nguồn lao động nhất là lao động nhập cư không chỉ bao hàm yếu tố thuận lợi, mà còn nảy sinh nhiều áp lực đang trở thành thách thức đối với Thái Nguyên. Mặt khác, đội ngũ công nhân Thái Nguyên xuất thân từ nhiều thành phần dân tộc nên ít nhiều cũng có sự chênh lệch về trình độ văn hóa, trình độ học vấn, tay nghề. Việc đa dạng về ngôn ngữ, phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt... đôi khi cũng lại là trở ngại cho việc phổ biến về khoa học kỹ thuật và

công nghệ mới, điều đó cũng là một nguyên nhân khiến cho mặt bằng chung về trình độ học vấn, tay nghề, khoa học kỹ thuật chưa thực sự cao.

1.2.2. Vai trò của đội ngũ công nhân Thái Nguyên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đội ngũ công nhân Thái Nguyên với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá pptx (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)