- Đội ngũ công nhân Thái Nguyên với việc phát triển kinh tế văn hóa xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong tỉnh
3.1.1. Phát triển đội ngũ công nhân Thái Nguyên gắn liền với phương hướng xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam của Đảng ta trong thời gian tới và
hướng xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam của Đảng ta trong thời gian tới và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh
Là một bộ phận của giai cấp công nhân Việt Nam, việc xây dựng đội ngũ công nhân lớn mạnh không những là yêu cầu đặt ra hết sức bức thiết đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thái Nguyên mà nó còn có ý nghĩa quan trọng góp phần làm cho giai cấp công nhân Việt Nam không ngừng lớn mạnh, đủ sức lãnh đạo quần chúng nhân dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do vậy, xây dựng đội ngũ công nhân Thái Nguyên trước hết phải gắn với phương hướng xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam theo tinh thần Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX của Đảng là:
Coi trọng phát triển về số lượng và chất lượng, nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và tay nghề, thực hiện "trí thức hóa công nhân", nâng cao năng lực ứng dụng và sáng tạo công nghệ mới, lao động đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả ngày càng cao, xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và vai trò lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ mới. Bảo vệ quyền lợi, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của giai cấp công nhân trong điều kiện thực hiện cơ chế thị trường. Tăng cường đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý và kết nạp đảng viên từ công nhân ưu tú, tăng thành phần công nhân trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành [14, tr.125].
Phát triển đội ngũ công nhân Thái Nguyên phải cần phải xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ tỉnh trong những năm tới. Vì chỉ có như vậy, đội ngũ công nhân Thái Nguyên mới có thể đáp ứng được nhu cầu đặt ra từ thực tiễn phát triển trên địa bàn tỉnh. Quán triệt mục tiêu, định hướng phát triển
kinh tế - xã hội của Đảng, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVI đã đề ra mục tiêu, phương hướng tổng quát trong phát triển kinh tế - xã hội địa bàn tỉnh từ 2000 - 2005 là:
Phát huy cao độ mọi nguồn lực để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội cải thiện đời sống nhân dân, củng cố vững chắc quốc phòng - an ninh, tăng cường đoàn kết, giữ vững kỷ cương, xây dựng đảng bộ trong sạch vững mạnh... xây dựng đội ngũ công nhân không ngừng lớn mạnh về mọi mặt [20, tr.50].
Xuất phát từ mục tiêu tổng quát, Đảng bộ tỉnh cũng đề ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ 2000 - 2010, trong đó chủ trương phát triển các ngành công nghiệp có thế mạnh sẵn có ở địa phương, ứng dụng ngày càng nhiều thành tựu khoa học - công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, xây dựng tỉnh Thái Nguyên giàu mạnh.