Phát triển đội ngũ công nhân Thái Nguyên có tinh thần yêu nước, có giác ngộ xã hội chủ nghĩa, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật tay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đội ngũ công nhân Thái Nguyên với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá pptx (Trang 71 - 73)

- Đội ngũ công nhân Thái Nguyên với việc phát triển kinh tế văn hóa xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong tỉnh

3.1.3.Phát triển đội ngũ công nhân Thái Nguyên có tinh thần yêu nước, có giác ngộ xã hội chủ nghĩa, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật tay

giác ngộ xã hội chủ nghĩa, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật tay nghề cao, có lối sống văn hóa, từng bước thay đổi phong cách làm việc theo hướng hiện đại

Thực chất đây là phương hướng cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân Thái Nguyên trong thời gian tới đáp ứng được yêu cầu đặt ra của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc phát triển số lượng và cơ cấu đội ngũ công nhân Thái Nguyên sẽ không còn ý nghĩa, khi chất lượng đội ngũ công nhân không được nâng cao. Do vậy cùng với việc định hướng phát triển về số lượng và cơ cấu hợp lý cần có hướng phát triển chất lượng đội ngũ công nhân Thái Nguyên từ phẩm chất chính trị, ý thức giác ngộ XHCN, từ tinh thần yêu nước, đến trình độ chuyên môn, văn hóa, tay nghề cũng như phong cách làm việc theo hướng ngày càng hiện đại.

Trong giai đoạn hiện nay, chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cơ cấu giai cấp công nhân được bổ sung thêm nhiều thành phần mới, trong đó bộ phận công nhân trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước phát triển mạnh mẽ. Hầu hết, đội ngũ công nhân trong khu vực kinh tế này tuổi đời còn rất trẻ, chưa kinh qua thực tiễn đấu tranh, tác phong công nghiệp, nhu cầu về việc làm, thu nhập được đặt lên hàng đầu; những khía cạnh khác như phẩm chất chính trị, lập trường giai cấp..., ít được họ quan tâm. Mặt khác, quá trình mở cửa giao lưu hợp tác, các thế lực thù địch thông

qua nhiều con đường truyền bá, áp đặt những tư tưởng, những quan niệm giá trị của chủ nghĩa tư bản nhằm xuyên tạc hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, tiến tới phủ nhận vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân trong hệ thống chính trị. Xu hướng tăng nhanh số lượng giai cấp công nhân trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước sẽ tồn tại lâu dài, bộ phận công nhân này càng có nguy cơ phai nhạt lý tưởng XHCN, nhận thức không đầy đủ thậm chí sai lệch vị trí, vai trò của giai cấp mình trong tiến trình phát triển của xã hội. Do vậy, phát triển giai cấp công nhân Việt Nam nói chung, xây dựng đội ngũ công nhân Thái Nguyên nói riêng trước hết phải chú trọng đến việc tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước trực tiếp là các chính sách kinh tế - xã hội thời kỳ đổi mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nâng cao nhận thức chính trị, nâng cao lòng yêu nước, ý thức giác ngộ giai cấp để giai cấp công nhân vươn lên đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Đây cũng là cơ sở để đội ngũ công nhân Thái Nguyên ngày càng trưởng thành đủ sức thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình.

Vấn đề trọng tâm trong phát triển đội ngũ công nhân Thái Nguyên thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa là việc nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ tay nghề và tác phong công nghiệp. Đây không những là nhiệm vụ trọng tâm mà nó còn là vấn đề mang tính cấp bách hiện nay. Thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam nói chung và đội ngũ công nhân Thái Nguyên nói riêng về trình độ văn hóa, tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ và tác phong công nghiệp còn rất hạn chế, chưa thể so sánh với giai cấp công nhân trên thế giới mà ngay cả giai cấp công nhân các nước trong khu vực giai cấp công nhân Việt Nam còn thua kém rất nhiều, vì vậy tiếp nhận khoa học - kỹ thuật công nghệ tiên tiến, vận hành nó trong thực tiễn sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Việc xuất khẩu nhân lực sang các nước khác gặp nhiều trở ngại trong đó trở ngại chính vẫn là trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề công nhân còn yếu kém. Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta hiện nay là biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp tiên tiến, hiện đại. Biến lao động thủ công thành lao động sử dụng máy móc, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến. Điều đó đòi hỏi phải có đội ngũ công nhân lao động có trình độ học vấn, trình độ nghề nghiệp giỏi mới đủ điều kiện, khả năng vận hành sử dụng những máy móc, trang thiết bị công

nghệ hiện đại trong sản xuất cùng với tác phong lao động công nghiệp hiện đại gắn với ý thức tổ chức kỷ luật cao và tinh thần đoàn kết. Điều này, trong thực tế đội ngũ công nhân Thái Nguyên còn hạn chế do đại đa số công nhân Thái Nguyên còn rất trẻ, xuất thân từ nhiều tầng lớp khác nhau, ảnh hưởng nhiều của tâm lý, thói quen, tác phong lao động gắn với nền sản xuất nhỏ lạc hậu, tư tưởng cục bộ, phường hội, chỉ thấy lợi ích trước mắt quên đi lợi ích lâu dài của giai cấp mình, dân tộc mình.

Với tất cả những vấn đề trên cho thấy, ngoài định hướng phát triển đội ngũ công nhân Thái Nguyên về số lượng và cơ cấu hợp lý thì vấn đề nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, tác phong công nghiệp cần được đặc biệt quan tâm. Chú trọng đến giáo dục, bồi dưỡng, tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng nhằm xây dựng đội ngũ công nhân Thái Nguyên phát triển về mọi mặt đáp ứng yêu cầu đặt ra của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đội ngũ công nhân Thái Nguyên với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá pptx (Trang 71 - 73)