Nâng cao trình độ, năng lực những người được phân công soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Lịch sử phát triển và phương hướng hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay docx (Trang 105 - 115)

thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức

Xây dựng pháp luật là một nhiệm vụ trọng tâm của nhà nước nói chung và cải tiến công tác xây dựng ban hành pháp luật là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Đại đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: “Đổi mới quy trình lập pháp, lập quy. Cải tiến sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ để bảo đảm tính kịp thời và nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật. Tăng cường hơn nữa công tác lập quy của Chính phủ nhằm cụ thể hoá và triển khai luật được nhanh chóng hiệu quả”.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX cũng khẳng định: “Tăng cường công tác lập pháp, xây dựng chương trình dài hạn về lập pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới quy trình ban hành và hướng dẫn thi hành luật”.

Để hoàn thiện hệ thống pháp luật CBCC theo phương hướng chung như trên cần phải nâng cao trình độ, năng lực những người được phân công soạn thảo, ban hành các VBQPPL về CBCC. Phải chú trọng và nâng cao chất lượng CBCC làm công tác xây dựng VBQPPL từ Trung ương đến địa phương để xây dựng được đội ngũ CBCC có trình độ cao trong việc soạn thảo, ban hành các VBQPPL về CBCC.

Cần phải nâng cao năng lực của CBCC ở Bộ nội vụ nói chung và Vụ pháp chế của Bộ nội vụ nói riêng trong công tác xây dựng, soạn thảo, biên tập các dự thảo VBQPPL. Các chuyên gia này phải được đào tạo cơ bản, chuyên sâu về kiến thức pháp luật, nâng cao năng lực phân tích chính sách về CBCC của Đảng và nhà nước đồng thời phải nâng cao kỹ năng lập pháp, lập quy, phải tạo điều kiện cho đội

ngũ này được học hỏi kinh nghiệm lập pháp của các nước có nền công vụ, pháp luật CBCC tiên tiến và hiện đại.

Phải có sự đầu tư thích đáng về thời gian cũng như kinh phí, cơ sở vật chất cho các đại biểu, CBCC tham gia soạn thảo, ban hành các văn bản về CBCC. Đầu tư kinh phí để huy động sức lao động trí tuệ của các nhà khoa học, có thù lao xứng đáng cho những tổ chức cá nhân có đóng góp giá trị khi xây dựng các văn bản pháp luật về CBCC.

Công tác xây dựng pháp luật nói chung cũng như pháp luật CBCC nói riêng đòi hỏi phải có kiến thức toàn diện. Vì vậy, cần có một chiến lược đào tạo phát triển đội ngũ này một cách nhanh chóng bằng nhiều hình thức trên cơ sở xây dựng pháp luật sau hơn 20 năm đổi mới và tiếp thu có chọn lọc kiến thức, kỹ năng soạn thảo, ban hành pháp luật tiên tiến trên thế giới. Bộ nội vụ cần lựa chọn các CBCC có khả năng về chuyên môn và ngoại ngữ tham gia các khoá đào tạo trong và ngoài nước về kỹ thuật xây dựng pháp luật, hoặc định chính sách về CBCC. Bộ cũng cần mở các khoá bồi dưỡng cho các CBCC về kỹ thuât lập pháp như phân tích chính sách, kỹ thuật trình bày và thể thức văn bản.

Kết luận chương 2

Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về CBCC ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay chúng ta thấy pháp luật CBCC đã được hoàn thiện dần cùng với sự phát triển và đi lên của đất nước. Bắt đầu từ những ngày mới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay đã trải qua một chặng đường khá dài, trong đó có những giai đoạn đánh dấu bước đột phá về việc xây dựng và ban hành pháp luật CBCC. Pháp lệnh CBCC (26/2/1998 ra đời đã đánh dấu một bước phát triển của pháp luật CBCC nhà nước ở nước ta kể từ sau Sắc lệnh số 76/SL ngày 25/5/1950 của Hồ Chủ tịch ban hành quy chế công chức Việt Nam. Tuy đã qua hai lần sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn còn nhiều bất cập cần phải sửa đổi, bổ sung để nâng

lên thành luật mới đảm nhận được vai trò là tạo ra hành lang pháp lý vững chắc, ổn định tạo tiền đề cho việc xây dựng một đội ngũ CBCC vừa hồng vừa chuyên.

Để hoàn thiện pháp luật CBCC chúng ta phải bám sát các quan điểm chỉ đạo của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Để trên cơ sở các định hướng và quan điểm đó xây dựng các giải pháp để đưa hệ thống pháp luật lên một tầm cao mới tiến tới bắt kịp các nước có nền công vụ tiên tiến. Hoàn thiện pháp luật CBCC là nhằm xây dựng hệ thống VBQPPL thống nhất và ổn định, có hiệu lực pháp lý cao nhằm xây dựng một đội ngũ CBCC có phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn, năng lực nghiệp vụ, trong sạch, liêm khiết, chí công và vô tư.

kết luận

Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quá trình nghiên cứu pháp luật CBCC qua các thời kỳ lịch sử chúng ta thấy pháp luật CBCC đã phần nào đáp ứng được các yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra cho mỗi thời kỳ cách mạng. ở giai đoạn lịch sử nào nó cũng là hành lang pháp lý, là cơ sở cho hoạt động của đội ngũ CBCC. Pháp luật CBCC đã cụ thể hoá được các chủ trương, đường lối, chính sách do ĐCSVN đề ra trong mỗi giai đoạn. Từ năm 1945 đến nay, pháp luật CBCC nhà nước ở nước ta đã được xây dựng và từng bước phát triển cùng với sự phát triển của đất nước. Pháp luật CBCC được xây dựng từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đã phát huy được hiệu quả to lớn trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhưng bước vào thời kỳ hoà bình, xây dựng CNXH do chậm được đổi mới nên đã bộc lộ nhiều tồn tại hạn chế.

Hiện nay pháp lệnh CBCC sửa đổi năm 2003 và các VBQPPL đã từng bước đưa công tác quản lý đội ngũ CBCC vào nề nếp góp phần củng cố, hoàn thiện BMNN phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới và hội nhập. Tuy nhiên hiện nay

vẫn tồn tại những khó khăn vướng mắc về chủ trương, chính sách cũng như công tác triển khai thực hiện. Hệ thống các VBQPPL về CBCC còn thiếu tính đồng bộ phân tán, có tính thống nhất không cao đó là: chưa có sự tách bạch giữa đội ngũ CBCC hành chính nhà nước có đặc điểm hoạt động công vụ có tính chuyên môn, thường xuyên liên tục và ổn định với các đối tượng khác. Do đó, chưa xây dựng được một khung pháp lý riêng cho đội ngũ này. Hệ thống ngạch, bậc và các tiêu chuẩn, nghiệp vụ chức danh công chức còn chưa hoàn thiện, thiếu cơ sở khoa học, chưa phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Mặt khác còn nhiều vấn đề khá phức tạp mới nảy sinh như việc tuyển dụng và chế độ đối với công chức dự bị, việc phân biệt cán bộ và công chức ở cấp cơ sở và thực hiện chính sách đối với từng loại... đang đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu để hoàn thiện.

Hoàn thiện pháp luật CBCC nhằm xây dựng một hệ thống VBQPPL thống nhất, ổn định có hiệu lực pháp lý cao tương xứng với các nội dung cần được điều chỉnh. Hoàn thiện pháp luật CBCC đòi hỏi phải nâng pháp lệnh CBCC lên thành luật CBCC và phải theo hướng chuyên biệt hoá đối với từng đối tượng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Quy định chế độ tiền lương, đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, khen thưởng, đề bạt, điều động hợp lý để tạo điều kiện khuyến khích, thu hút nhân tài từ khu vực tư nhân, tổ chức xã hội vào khu vực nhà nước. Hoàn thiện pháp luật CBCC là một nhu cầu, đòi hỏi tất yếu khách quan nhằm tạo ra một hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ làm cơ sở pháp lý cho việc tổ chức thực thi nhiệm vụ, công vụ của CBCC đồng thời là phương tiện để nhà nước kiểm soát, quản lý, sử dụng đội ngũ CBCC theo đúng pháp luật, hướng tới xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 14 của BCHTW Đảng và nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới.

2. Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (2002), "Kết quả thực hiện 3 Nghị quyết Trung ương về công tác tổ chức và cán bộ", Tạp chí Tổ chức nhà nước, (7), tr.22-27.

3. Nguyễn Thị Bình (2001), "Tìm giải pháp đẩy nhanh cải cách hành chính",

Công tác tư tưởng, (3).

4. Bộ Nội vụ (2003), Pháp luật cán bộ công chức sửa đổi, bổ sung năm 2003, Nxb Thống kê, Hà Nội.

5. Bộ Nội vụ (2003), Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 và các văn bản triển khai.

6. Bộ Nội vụ (2004), Các văn bản pháp luật về cán bộ, công chức, biên chế và

chính quyền địa phương, Nxb Thống kê, Hà Nội.

7. Ngô Thành Can (2002), "Công tác kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hiện nay", Tạp chí Tổ chức nhà nước, (12), tr.16.

8. Chế độ công chức và luật công chức của các nước trên thế giới (1993), Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Những quy định

pháp luật đối với cán bộ công chức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến

năm 2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 BCHTW khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu BCHTW

khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Nguyễn Trọng Điền (1996), Vài suy nghĩ về xây dựng đội ngũ công chức hành

chính nhà nước - về nền hành chính nhà nước Việt Nam, Nxb Khoa học

và kỹ thuật, Hà Nội.

19. Nguyễn Thị Thu Hà, "Những điểm mới của pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh CBCC", Tạp chí Quản lý nhà nước, (5), tr.47-49. 20. Tô Tử Hạ (1998), Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ công chức

21. Đào Thanh Hải (2004), Tìm hiểu các quy định mới về quyền lợi và nghĩa vụ

của cán bộ, công chức và người lao động, Nxb Lao động, Hà Nội.

22. Hệ thống công cụ một số nước ASEAN và Việt Nam (1997), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Hiến pháp Việt Nam năm 1946 (2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Hiến pháp Việt Nam 1959 (2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Hiến pháp Việt Nam năm 1980 (2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 (2002), Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

27. Mai Lan Hương (1999), Hoàn thiện pháp luật công chức ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật, Học viện Hành chính quốc gia.

28. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 3 khoá VIII (1997), Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (1997), Giáo trình Nhà nước và pháp luật đại cương.

30. V.I.Lênin (1976), Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

31. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành (2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

35. Nguyễn Thị Kim Oanh (2005), Pháp luật về công chức Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật, Viện Nhà nước và pháp luật.

36. Pháp lệnh cán bộ, công chức (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37. Pháp lệnh cán bộ công chức sửa đổi bổ sung năm 2003.

38. Thang Văn Phúc (1995), "Thực hiện chế độ công vụ, công chức mới một nhiệm vụ cấp bách, Tạp chí Tổ chức nhà nước, (1), tr.14.

39. Thang Văn Phúc (2003), "Tiếp tục hoàn thiện thể chế quản lý cán bộ, công chức nhà nước", Tạp chí Cộng sản, (22+23), tr.70-73.

40. Thang Văn Phúc - Trần Xuân Sầm (2001), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,

hiện đại hoá đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

41. Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương (đồng chủ biên) (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

42. Nguyễn Minh Phương (1/2006), "Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN", Tạp chí Lý luận chính trị, (1), tr.37-42.

43. Nguyễn Minh Phương, "Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân", Tạp chí Quản lý nhà nước, tr.8.

44. Nguyễn Văn Phương (2002), "Nâng cao năng lực cho cán bộ lãnh đạo - quản lý trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá", Tạp chí Tâm lý học, (4), tr.40-44.

45. Prosperwel (1996), Luật hành chính, Nxb Thế giới, Hà Nội.

46. Sắc lệnh số 77 ngày 22/5/1950 ban hành chế độ công nhân giúp việc Chính phủ.

47. Hoàng Tâm Sơn (2004), "Một vài suy nghĩ về tư tưởng Hồ Chí Minh đối với công tác đào tạo và sử dụng cán bộ", Tạp chí Khoa học xã hội, (2), tr.13-15. 48. Điệp Văn Sơn (9/1995), "Chủ tịch Hồ Chí Minh người sáng lập và chăm lo

xây dựng nhà nước kiểu mới", Tạp chí Tổ chức nhà nước, (1).

49. Nguyễn Văn Tâm (1997), Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về công chức nhà

nước ở nước ta, Luận án Phó tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc

gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

50. Chu Văn Thành - Hà Quang Ngọc (2003), "Những quan điểm cơ bản xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước", Tạp chí Cộng sản, (19), tr.31-34. 51. Phạm Hồng Thái (2004), Công cụ, công chức nhà nước, Nxb Tư pháp, Hà

Nội.

52. Thái Vĩnh Thắng (2005), "Hoàn thiện pháp luật về công cụ công chức và trách nhiệm pháp lý của công chức", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (2), tr.31-34. 53. Tất Văn Thu (2004), "Về đội ngũ cán bộ, công chức trong điều kiện xây dựng Nhà

54. Đàm Hoàng Thụ (2003), "Nâng cao chất lượng quản lý cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, góp phần chống tham nhũng, xây dựng Đảng, Nhà nước vững mạnh", Tạp chí Tổ chức nhà nước, (8), tr.29.

55. Trịnh Xuân Toản (1997), Đổi mới và hoàn thiện chế độ công chức Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật, Viện Nghiên cứu nhà nước và pháp luật.

56. Phạm Minh Triết (2003), Hoàn thiện về pháp luật công chức hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

57. Đỗ Quang Trung (2003), "Đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức theo pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của pháp lệnh cán bộ, công chức",

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Lịch sử phát triển và phương hướng hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay docx (Trang 105 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)