Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Lịch sử phát triển và phương hướng hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay docx (Trang 87 - 90)

Trước hết phải khẳng với sự ra đời của pháp lệnh CBCC năm 1998 có ý nghĩa lớn lao trong lịch sử pháp luật CBCC nhà nước ở nước ta. Sau quy chế công chức năm 1950 do Hồ Chủ tịch ký thì đây là văn bản có hiệu lực pháp lý cao điều chỉnh những vấn đề cơ bản của CBCC cùng với hệ thống các VBQPPL khác tạo thành một hệ thống pháp luật CBCC khá đồng bộ, tuy nhiên vẫn còn những khiếm khuyết tồn tại như đã phân tích. Những hạn chế này xuất phát từ những nguyên nhân sau:

* Nguyên nhân khách quan:

Trải qua hơn 60 năm xây dựng và bảo vệ đất nước từ năm 1945 đến nay chúng ta phải đương đầu với những cuộc chiến tranh xâm lược từ bên ngoài. Do vậy, trong một thời gian khá dài chúng ta phải dồn mọi nguồn nhân lực, vật lực tập trung cho công cuộc bảo vệ đất nước. Thời kỳ này việc xây dựng hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về CBCC nói riêng chưa được quan tâm đúng mức điều này ảnh hưởng đến việc xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật CBCC hiện nay.

Nước ta trải qua một thời kỳ dài sử dụng cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp và hành chính mệnh lệnh, tình trạng này kéo dài dẫn đến những tác động tiêu cực cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước.

Năng suất lao động nước ta còn thấp, vẫn là nước nghèo nền kinh tế lạc hậu, nguồn nhân sách nhà nước đang còn hạn hẹp, đây cũng là nguyên nhân gây nên những hạn chế của pháp luật CBCC. Tình trạng nền kinh tế chậm phát triển là nguồn gốc cơ sở duy trì tình trạng bảo thủ, trì trệ, kém năng động, cơ hội, cục bộ

ảnh hưởng tới công tác xây dựng quản lý phát triển đội ngũ CBCC. Đất nước còn trong diện nghèo nên không cho phép có một nền tài, chính ngân sách dồi dào để thực hiện các biện pháp như: tăng mức tiền lương thích hợp, cùng với chế độ đãi ngộ khen thưởng đối với CBCC, khó dùng các biện pháp kinh tế trong xây dựng pháp luật để khuyến khích CBCC tận tâm với công việc và thu hút nhân tài cho nền công vụ. Vì điều kiện đó, chủ trương tiết kiệm tiêu dùng để đầu tư nhằm tối đa hoá việc làm và tăng vốn tích luỹ để nâng cao tốc độ phát triển kinh tế dẫn đến duy trì và thực hiện một chính sách tiền lương thấp chưa phải là một biện pháp thượng sách.

Nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, các yếu tố của thị trường, những cơ chế, cung cách mới được đặt ra biến đổi nhanh chóng đòi hỏi người CBCC buộc phải thích ứng. Trong khi đó, các nhà làm luật không lường hết được các tình huống, cho nên pháp luật vẫn còn nhiều kẽ hở để một bộ phận không nhỏ CBCC nhất là những người có chức có quyền lợi dụng để vi phạm pháp luật.

* Nguyên nhân chủ quan:

Trong quá trình soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về CBCC cơ quan soạn thảo chưa chú trọng tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật CBCC đã và đang có hiệu lực để củng cố và nâng cao nhận thức về thực tiễn quản lý đội ngũ CBCC hiện hành. Trình độ của đội ngũ CBCC làm công tác soạn thảo chưa đổi mới về tư duy trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo yêu cầu của cơ chế quản lý mới, vẫn giữ nếp nghĩ và cách làm cũ trong khi dự thảo các VBQPPL về CBCC. Năng lực của đội ngũ CBCC làm công tác xây dựng, soạn thảo các VBQPPL về CBCC còn những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác xây dựng ban hành VBQPPL. Trong quá trình soạn thảo chưa đầu tư thời gian, công sức cũng như kinh phí cho công tác xây dựng dự thảo các VBQPPL như: Chưa dành thời gian thoả đáng để thảo luận kỹ các vấn đề; kinh phí dành cho

hoạt động xây dựng các VBQPPL về CBCC còn hạn chế, chưa tương xứng với công sức trí tuệ của những người có trách nhiệm soạn thảo cũng như các nhà khoa học; chưa có quy định trả thù lao xứng đáng đối với những tổ chức cá nhân có những ý kiến đóng góp có giá trị vào các dự thảo VBQPPL. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế của pháp luật CBCC.

Trong công tác xây dựng và ban hành chưa động viên được mọi tổ chức, cơ quan và cá nhân trong việc góp ý đối với các VBQPPL CBCC. Bởi vì, để nâng cao giá trị pháp lý của việc thẩm định, thẩm tra dự thảo các VBQPPL phải bảo đảm tính khách quan mang tầm trí tuệ và tính tập thể cao thì phải tổ chức huy động lấy ý kiến của các tổ chức cá nhân là đối tượng chịu sự điều chỉnh của các dự thảo VBQPPPL. Trong điều kiện công khai, minh bạch hoá các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước thì việc thông tin rộng rãi về các dự thảo VBQPPL CBCC là rất cần thiết. Công tác này nhiều khi được tổ chức nhưng rất hình thức cho nên CBCC là đối tượng chịu sự điều chỉnh của các dự thảo khó có điều kiện góp ý trước khi các dự thảo VBQPPL được Chính phủ xem xét thông qua để trình Quốc hội, UBTVQH.

Chưa có cơ chế thu hút mạnh mẽ sự tham gia của nhân dân, của các tổ chức, các nhà khoa học, nhà quản lý vào việc đóng góp ý kiến cho các dự thảo VBQPPL CBCC. Việc góp ý của nhân dân, tổ chức, các nhà khoa học, nhà quản lý vào các dự thảo đã được pháp luật quy định nhưng việc này chưa được tổ chức thực hiện có hiệu quả hoặc hình thức, phương pháp chưa khoa học.

Các cơ quan soạn thảo và ban hành VBQPPL về CBCC không chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của luật ban hành VBQPPL như: Không xin ý kiến đầy đủ của các đối tượng là CBCC thuộc sự điều chỉnh của dự thảo; hoặc có xin ý kiến thì cũng là hình thức dẫn đến nội dung của pháp luật CBCC chưa đáp ứng được các tiêu chí về tính toàn diện, tính đồng bộ, tính khoa học và khách quan; công tác thẩm định còn phiến diện, xuôi chiều, giá trị thẩm định, thẩm tra chưa cao dẫn đến chất lượng của hệ thống pháp luật CBCC vẫn còn nhiều điểm hạn chế như đã phân tích.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Lịch sử phát triển và phương hướng hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay docx (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)