Pháp luật cán bộ, công chức thời kỳ 197 5-

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Lịch sử phát triển và phương hướng hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay docx (Trang 63 - 67)

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 toàn thắng đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử Việt Nam. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành trong cả nước. Từ đây cách mạng Việt Nam đã bước sang một chương mới: Tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên cơ sở đất nước hoàn toàn độc lập và thống nhất. Đó là một tất yếu lịch sử.

Giai đoạn này cả nước bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, mọi thiết chế nhà nước được tổ chức theo cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp. Đây là đặc trưng nổi bật nhất chi phối cả hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật CBCC nói riêng.

Thời kỳ này, về cơ bản chúng ta vẫn sử dụng chế độ, chính sách cũ đã ban hành từ những năm 1960 và cả trước đó. Còn các văn bản pháp luật CBCC mới ban hành cũng chỉ là những văn bản pháp quy đơn lẻ, rời rạc trên từng lĩnh vực hoặc là những văn bản có nội dung hướng dẫn giải quyết những vấn đề mâu thuẫn tồn tại từ trước chưa được giải quyết.

Pháp luật CBCC lúc này tạo thành một hệ thống quy chế áp dụng chung cho tất cả các đối tượng là: Viên chức nhà nước, cán bộ Đảng, đoàn thể và người lao động. Nội dung chủ yếu tập trung vào việc điều chỉnh chế độ tiền lương, bảo

hiểm và một số quyền lợi về vật chất cho cán bộ, công nhân, viên chức theo cơ chế bao cấp.

Thời kỳ này không có văn bản pháp luật CBCC nào có tính đồng bộ như quy chế công chức 1950. Tuy nhiên, trong giai đoạn này có một số văn bản đề cập đến việc đổi mới chế độ, chính sách đối với cán bộ, công nhân viên chức cho phù hợp với tình hình thực tiễn lúc bấy giờ. Trước tình hình cán bộ, công nhân, viên chức phát triển mạnh mẽ về số lượng và cơ cấu để giám sát và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm kỷ luật lao động được nhà nước rất quan tâm.

Ngày 8/6/1979 Chính phủ ban hành Nghị định số 217/CP quy định về chế độ trách nhiệm, kỷ luật, chế độ bảo vệ của công, chế độ phục vụ nhân dân của cán bộ, công nhân viên cơ quan nhà nước. Nghị định đề cao pháp chế xã hội chủ nghĩa, trách nhiệm và kỷ luật. Đây là một quy chế tổng hợp về chế độ trách nhiệm của cán bộ, công nhân viên chức nhà nước. Nghị định 217/CP cũng quy định rõ các hình thức khen thưởng, cũng như kỷ luật đối với công nhân viên chức, bổ sung thêm hình thức xử phạt so với Nghị định 195/CP ngày 31/12/1964 là "Không xét khen

thưởng định kỳ 6 tháng, hàng năm, bị kéo dài thời hạn xét nâng bậc lương". Như

vậy, ở đây đã có hướng tăng cường các hình thức xử phạt bằng các biện pháp kinh tế.

Tiếp theo ngày 25/7/1979 ban hành Quyết định số 274/CP về việc đặt chế độ, bậc lương thường xuyên hàng năm cho công nhân, cán bộ, viên chức nhà nước.

Thời kỳ này do cơ chế quản lý tập trung, quan liêu bao cấp nên đội ngũ cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước rất lớn.

Trước tình hình đó ngày 8/5/1982 HĐBT ra Nghị quyết số 16/HĐBT về tinh giản biên chế hành chính nhằm giảm bớt số lượng người hoạt động trong các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan quản lý hành chính cấp trên của các đơn

vị cơ sở (tổng công ty, các liên hiệp) nâng cao hiệu xuất công tác, tiết kiệm lao động tăng cường hiệu lực của BMNN.

Tiếp theo, ngày 15/7/1982 HĐBT ban hành Quyết định số 117/HĐBT về bản danh mục một số chức vụ viên chức nhà nước là căn cứ để xây dựng chức danh đầy đủ và tiêu chuẩn nghiệp vụ cụ thể các chức vụ viên chức nhà nước về tổ chức bộ máy các cơ quan nhà nước đồng thời có căn cứ lập ra kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng tuyển chọn, bố trí cán bộ, công nhân viên chức và sắp xếp các loại tiền lương, phụ cấp. Theo Quyết định số 117/HĐBT phân loại viên chức nhà nước thành 3 loại, 10 nhóm khác nhau.

Loại A: Viên chức lãnh đạo là người thực hiện chức năng quản lý lãnh đạo viên chức dưới quyền có quyền ban hành quyết định pháp luật.

Loại B: Viên chức chuyên môn là người có học vấn nhất định và thực hiện một công việc đòi hỏi phải có sự hiểu biết trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật.

Loại C: Viên chức thừa hành nghiệp vụ và kỹ thuật là những người làm công tác chuẩn bị, thu thập tài liệu phục vụ cho lãnh đạo ra quyết định.

Việc phân loại này tạo điều kiện cho việc quy định quyền, nghĩa vụ cho từng chức danh bảo đảm việc phân công trách nhiệm cụ thể cho từng loại.

Thời kỳ này, pháp luật về chế độ đãi ngộ đối với công nhân viên chức cũng được chú trọng. Bởi vì, đời sống của cán bộ, công nhân viên chức là vấn đề có liên quan mật thiết tới chất lượng công việc, chuyên môn, nghiệp vụ mà họ đảm nhận. Do đó, ngày 17/8/1982 HĐBT ban hành Quyết định số 134/HĐBT về một số chế độ đãi ngộ đối với công nhân viên chức nhà nước.

Đặc biệt ngày 18/9/1985 HĐBT ban hành Nghị định số 235/HĐBT về cải cách chế độ tiền lương của công nhân viên chức và lực lượng vũ trang, xoá bỏ dần chế độ cung cấp hiện vật theo giá bù lỗ, chuyển sang chế độ trả lương bằng tiền, có

quỹ hàng hoá, bảo đảm quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động. Có thể nói đây là một bước cải cách quan trọng, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước và phù hợp với thực tiễn lúc bấy giờ.

Cùng ngày, HĐBT ban hành nghị định số 236/HĐBT quy định về việc bổ sung sửa đổi một số chế độ, chính sách xã hội.

Tóm lại, thời kỳ 1975 đến 1986 Nhà nước ta đã ban hành một số VBQPPL

về CBCC nhưng các văn bản này nhiều khi mang tính chất là các giải pháp tình thế mà chưa giải quyết tận gốc những vấn đề tồn tại của công tác nhân sự. BMNN vẫn cồng kềnh mặc dù đã có các văn bản nhằm giảm nhẹ biên chế hành chính, nhưng số lượng cán bộ, viên chức vẫn tiếp tục tăng, hiệu quả hoạt động của BMNN không cao.

Pháp luật CBCC từ năm 1975 đến 1986 có một số hạn chế sau:

Chúng ta chưa xây dựng được một hệ thống các chế định pháp lý đồng bộ để tiến hành phân loại, quản lý, sử dụng một cách khoa học đội ngũ CBCC trong các cơ quan nhà nước. Quy chế về công chức 1950 đã xây dựng được khái niệm "công chức" nhưng các văn bản thay thế lại sử dụng khái niệm "công nhân viên chức" hoặc "cán bộ, công nhân, viên chức" dẫn đến nội hàm khái niệm rộng, cho nên chế độ chính sách, quản lý sử dụng, ngạch bậc cho từng đối tượng không rõ ràng, thiếu tính đặc thù cho từng loại.

CBCC được tuyển dụng dựa trên cơ sở chỉ tiêu biên chế của nhà nước. Điều kiện tuyển dụng phần nhiều chú trọng về mặt lý lịch, thành phần xuất thân, các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ ít được đề cập hoặc không xác định rõ ràng. Hình thức, thủ tục tuyển dụng chủ yếu do các cơ quan có thẩm quyền xét tuyển. Thiếu chế độ thi cử, sát hạch chặt chẽ, không đề ra được yêu cầu rõ ràng về tuổi tác và chuyên môn nghiệp vụ. Chế độ thuyên chuyển, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, từ chức, sa thải, khen thưởng, kỷ luật có nhiều điểm chưa hợp lý.

Tóm lại, pháp luật CBCC giai đoạn này đã có những đóng góp đáng kể cho

sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước ta. Nhưng do thực tiễn lúc bấy giờ tập trung cho xây dựng CNXH, cho công nghiệp hoá một cách chủ quan, nóng vội dẫn tới những sai lầm nhất định. Báo cáo Chính trị của BCHTW Đảng CSVN tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 6 đã chỉ rõ:

Do chưa nhận thức đầy đủ rằng thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một quá trình lịch sử lâu dài, phải trải qua nhiều chặng đường và do đường lối, tư tưởng chỉ đạo chủ quan nóng vội, muốn bỏ qua những bước đi cần thiết. Đại hội IV chưa xác định được mục tiêu của chặng đường đầu tiên. Trong 5 năm 1976 đến 1980, trên thực tế chúng ta đã chủ trương đẩy mạnh CNH trong khi chưa có đủ tiền đề cần thiết, mặt khác chậm đổi mới cơ chế quản lý đã lỗi thời [11, tr.20].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Lịch sử phát triển và phương hướng hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay docx (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)