Quan điểm hoàn thiện pháp luật cán bộ công chức

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Lịch sử phát triển và phương hướng hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay docx (Trang 90 - 96)

Quá trình phát triển của pháp luật CBCC qua hơn 60 năm, đó là một quá trình phát triển và hoàn thiện dần cùng với thời gian và thực tiễn cuộc sống. Pháp lệnh CBCC và các VBQPPL hiện hành tuy đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc quản lý đội ngũ CBCC của nhà nước nhưng so với yêu cầu của việc tăng cường cải cách nền hành chính và việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay thì pháp luật CBCC còn nhiều bất cập, hạn chế như đã phân tích. Tình trạng cái mới còn đan xen với cái cũ, cái cũ đã tỏ ra không còn phù hợp với tình hình, điều kiện mới nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung vì thế pháp luật vẫn thiếu tính đồng bộ và kịp thời. Cho nên, pháp luật CBCC ở nước ta vẫn cần phải tiếp tục được hoàn thiện theo hướng nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC chính quy hiện đại. Từng bước xác lập chế độ CBCC Việt Nam ổn định, phát triển bền vững đáp ứng nhiệm vụ của Nhà nước trong tình hình mới.

Để đạt được mục đích nói trên, việc đổi mới, hoàn thiện pháp luật CBCC phải quán triệt các quan điểm sau đây:

Một là:Hoàn thiện pháp luật CBCC phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.

Điều 4 pháp lệnh CBCC năm 2003 quy định: "Công tác cán bộ, công chức đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, bảo đảm nguyên tắc tập thể, dân chủ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị".

Ngay sau cách mạng tháng 8 - 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vai trò của Đảng đối với việc hoàn thiện hệ thống công chức từ Trung ương xuống địa phương. Người nói:

Đảng cầm quyền, một mặt tiếp tục lãnh đạo quần chúng nhân dân hoà thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, tiến lên CNXH, mặt khác bên cạnh phương thức lãnh đạo, giáo dục, thuyết phục, tổ chức vận động quần chúng còn sử dụng bộ máy nhà nước (trong đó có đội ngũ công chức) để thực hiện quyền lực nhân dân... [20, tr.75].

Nước ta, ĐCSVN lãnh đạo thống nhất toàn xã hội thông qua vai trò quản lý của Nhà nước. Thông qua Nhà nước trong đó đội ngũ CBCC là một bộ phận quan trọng mà mọi chủ trương, đường lối của Đảng được tổ chức thực hiện. Một đội ngũ CBCC mạnh, có kỷ cương tạo ra nền hành chính mạnh, nhà nước mạnh và Đảng mạnh trong một thể thống nhất. Vì vậy, đổi mới và hoàn thiện pháp luật CBCC nhà nước ở nước ta không thể tách rời khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xã hội đã được thực tế kiểm định. Trong công tác lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước, bên cạnh việc đề ra đường lối, chiến lược phát triển một công tác hết sức quan trọng khác đã thể hiện rõ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước là công tác cán bộ. Khi nghiên cứu vấn đề hoàn thiện pháp luật CBCC phải tuyệt đối quán triệt quan điểm này. Phải quán triệt đầy đủ, đúng đắn các chủ trương, nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ, và tư tưởng cơ bản của công tác hành chính nhân sự trong việc xây dựng các chế định pháp luật về việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển và quản lý CBCC.

Hoàn thiện pháp luật CBCC không thể nằm ngoài hoặc khác biệt với những chủ trương, chính sách của Đảng, có như vậy mới đề cao được sự lãnh đạo và uy tín của Đảng. Đồng thời việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh tạo điều kiện cho việc xây dựng hoàn thiện pháp luật CBCC, góp phần xây dựng đội ngũ CBCC vững mạnh, tận tuỵ phục vụ nhà nước, phục vụ nhân dân.

Hai là: Xây dựng hoàn thiện pháp luật CBCC nhà nước nhằm đáp ứng yêu

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã chỉ rõ:

Cải cách nền hành chính nhà nước là trọng tâm của việc xây dựng, hoàn thiện nhà nước trong những năm trước mắt. Công cuộc cải cách hành chính phải dựa trên cơ sở pháp luật và tiến hành đồng bộ trên các mặt: Cải cách thể chế hành chính, tổ chức bộ máy và xây dựng kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức hành chính [13, tr.131].

Bộ máy hành chính của nước ta hiện nay đang trong quá trình cải cách về tổ chức và cơ chế vận hành. Chức trách nhiệm vụ, yêu cầu về tiêu chuẩn, chuyên môn nghiệp vụ đối với từng loại CBCC chưa được chuẩn hoá, gây nhiều khó khăn cho việc quy hoạch, đào tạo đội ngũ CBCC tương xứng với yêu cầu xây dựng nền hành chính hiện đại. Tệ quan liêu, tham nhũng, thoái hoá về phẩm chất đạo đức của một bộ phận CBCC phản ánh sự yếu kém của bộ máy hành chính. Vì vậy, nội dung yêu cầu của cải cách thể chế hành chính là thực hiện cải cách cơ bản các thủ tục hành chính cả về thể chế và tổ chức thực hiện để loại bỏ những khâu bất hợp lý và phiền hà ngăn chặn tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, vi phạm pháp luật, CBCC là người trực tiếp tổ chức thực hiện các thể chế của nền HCNN cho nên vấn đề hoàn thiện pháp luật CBCC phải xác định được các tiêu chuẩn như: trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của CBCC để cho phù hợp với từng loại công vụ trong nền hành chính.

Đặc biệt coi trọng vấn đề trách nhiệm của CBCC trong quá trình giải quyết các công việc hành chính cũng như nội bộ tổ chức triển khai thi hành pháp luật. Như vậy, vấn đề hoàn thiện pháp luật CBCC phải gắn liền với hoàn thiện pháp luật về công vụ và cải cách thủ tục hành chính.

Xây dựng hoàn thiện pháp luật CBCC phải trên cơ sở đổi mới về quan điểm, nhận thức đối với việc xây dựng đội ngũ CBCC chính quy, hiện đại, chuyên nghiệp, bảo đảm hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Cải cách hành chính là chấn chỉnh cơ cấu tổ chức, biên chế, quy chế hoạt động của bộ máy hành chính các cấp từ trung ương đến địa phương. Việc chấn chỉnh tổ chức, bộ máy đặt ra yêu cầu là nâng cao

chất lượng và tăng cường trách nhiệm của đội ngũ CBCC, xây dựng đội ngũ CBCC có phẩm chất và năng lực là yếu tố quyết định chất lượng hoạt động của BMNN. Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật CBCC phải luôn gắn liền với việc hoàn thiện pháp luật về bộ máy và thể chế hành chính. Ngược lại, xây dựng được đội ngũ CBCC có phẩm chất và năng lực thì mới vận hành bộ máy hoạt động có hiệu lực, hiệu quả và bảo đảm thực hiện đúng đắn các thủ tục hành chính.

Ba là: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật CBCC nhà nước nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ CBCC.

Đội ngũ CBCC là những người được Nhà nước uỷ thác quyền lực để tổ chức quản lý mọi mặt đời sống xã hội. Do đó, cùng với việc xây dựng hoàn thiện thể chế, tổ chức bộ máy HCNN, thì việc xây dựng và phát triển đội ngũ CBCC đóng một vai trò hết sức quan trọng. Đó là nhân tố bảo đảm cho BMNN vận hành thông suốt có hiệu quả. Do vậy, xây dựng và hoàn thiện pháp luật CBCC phải nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC, để tạo ra một đội ngũ CBCC vững mạnh, chính quy, hiện đại và chuyên nghiệp. Xuất phát từ đòi hỏi của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân do đó đòi hỏi chúng ta phải xây dựng được một đội ngũ CBCC đông đảo hơn về số lượng nhưng lại vững vàng về chất lượng. Do đó, yêu cầu đặt ra với việc hoàn thiện pháp luật CBCC theo xu hướng này là phải tạo ra một cơ chế pháp lý hữu hiệu (đặc biệt là cơ chế tuyển dụng) nhằm lựa chọn cho BMNN một đội ngũ CBCC có khả năng hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ, những quy định pháp lý về CBCC phải tạo được cơ chế mới trong tổ chức nhân sự theo hướng tinh gọn, đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế - xã hội, phù hợp với thời đại khoa học và công nghệ hiện nay.

Bốn là: Hoàn thiện pháp luật CBCC trên cơ sở quán triệt đầy đủ các nguyên tắc của chế độ CBCC.

Pháp luật CBCC quy định các điều kiện phát sinh thay đổi, chấm dứt quan hệ chức vụ của CBCC... Những quy định này có liên quan đến lợi ích của nhà nước,

của công dân, quyền và lợi ích của bản thân người CBCC. Do đó pháp luật CBCC phải tuân theo các nguyên tắc sau:

* Nguyên tắc công khai bình đẳng

Nghĩa là trong pháp luật CBCC tất cả những vấn đề gì có liên quan đến CBCC như: thi tuyển, kiểm tra, sát hạch, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, đãi ngộ nói chung phải được công khai hoá kể cả việc thực hiện. Đồng thời, phải đảm bảo cho mọi CBCC được hưởng những điều kiện bình đẳng cả về quyền lợi và nghĩa vụ trước pháp luật.

* Nguyên tắc ổn định:

Đòi hỏi pháp luật phải bảo đảm cho CBCC được ổn định về mặt nghề nghiệp, bảo đảm tính liên tục của công việc. Nên việc thuyên chuyển, điều động, miễn nhiệm, cho thôi việc phải được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật để ngăn ngừa tình trạng tuỳ tiện. Nguyên tắc ổn định không có nghĩa là chuyên môn hoá một cách tuyệt đối, ổn định suốt đời mà đòi hỏi phải điều động, luân chuyển một cách hợp lý để cho bộ máy nhà nước hoạt động nhịp nhàng, ăn khớp và thông suốt.

* Nguyên tắc bảo đảm về mặt vật chất:

Việc bảo đảm vật chất cho CBCC bao gồm các chế độ như lương, các khoản phụ cấp, các ưu đãi và các bảo đảm vật chất khác đối với CBCC trong quá trình thực thi công vụ và trong các ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hưu... Bảo đảo về mặt vật chất là yếu tố rất quan trọng trong công tác quản lý CBCC. Nó là động lực, yếu tố giúp cho họ yên tâm, gắn bó tận tuỵ với công việc. Vấn đề bảo đảm về mặt vật chất đối với CBCC phải phù hợp với thực tiễn của đất nước và tương xứng với sự đóng góp của CBCC, tương xứng với thu nhập bình quân của xã hội.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm là: Hoàn thiện pháp luật CBCC xuất phát từ thực tiễn nước ta và xu

hướng phát triển chung của thời đại.

Pháp luật nói chung cũng như pháp luật về CBCC nói riêng đều bị chi phối bởi thực tiễn của đất nước. Do đó, vấn đề hoàn thiện pháp luật CBCC ở nước ta cũng phải căn cứ vào các điều kiện, tình hình cụ thể của đất nước. Pháp luật CBCC phải thể hiện được bản chất của Nhà nước ta và nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị của đất nước. Chúng ta đang trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN do đó đòi hỏi đội ngũ CBCC phải có sự thay đổi về số lượng, chất lượng và trách nhiệm mới có thể đáp ứng được yêu cầu của nền công vụ hiện đại. Pháp luật phải xác định rõ cơ chế, chính sách bảo đảm cho CBCC thi hành công vụ một cách khách quan, vô tư, được nhà nước và nhân dân bảo vệ, được hưởng các chế độ, điều kiện làm việc một cách hợp lý. Hoàn thiện pháp luật CBCC phải được tiến hành đồng bộ, toàn diện có lộ trình thích hợp bảo đảm từng bước xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống các VBQPPL về CBCC và tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng đội ngũ CBCC có phẩm chất và năng lực. Quá trình hoàn thiện phải kế thừa những ưu điểm của chế độ CBCC truyền thống đồng thời nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm và những thành tựu khoa học trong việc quản lý nhân sự của các nước trên thế giới. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, hội nhập quốc tế và khu vực là một trong những nhân tố quan trọng, chi phối sự phát triển của mỗi quốc gia. Trong quá trình tiếp tục hoàn thiện chúng ta phải chú ý là không áp dụng kinh nghiệm nước ngoài một cách máy móc mà phải xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, phù hợp với đặc điểm, truyền thống, tính cách và bản sắc Việt Nam như quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị khoá IX về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020: "Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam đồng thời tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật; kết hợp hài hoà bản sắc văn hoá, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tính hiện đại của hệ thống pháp luật".

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Lịch sử phát triển và phương hướng hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay docx (Trang 90 - 96)