chức hiện hành và ban hành luật cán bộ công chức
Trên cơ sở pháp lệnh CBCC hiện hành 2003 chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu, xây dựng ban hành các nghị định, văn bản hướng dẫn thực hiện để định ra cơ chế hữu hiệu và các chính sách phù hợp đối với đội ngũ CBCC theo từng loại: CBCC hành chính, cán bộ viên chức sự nghiệp, CBCC cơ sở... Chúng ta cần có thời gian thi hành các nghị định của Chính phủ và các văn bản khác trên cơ sở pháp lệnh CBCC năm 2003 để đúc rút kinh nghiệm và chuẩn bị cho việc ban hành luật CBCC.
Tiếp tục điều chỉnh cơ chế quản lý thích ứng đối với từng loại CBCC ở các vấn đề như: tuyển dụng, nâng ngạch, bổ nhiệm, đề bạt và bố trí, sử dụng, luân chuyển, biệt phái CBCC; phân cấp quản lý theo từng cấp hành chính. Qua đó nhằm
tuyển chọn được những người xuất sắc bổ sung vào đội ngũ CBCC nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC.
Sửa đổi quy chế đánh giá CBCC theo các tiêu chí phù hợp với yêu cầu đổi mới công tác đánh giá CBCC.
Tiếp tục hoàn chỉnh và xây dựng một số văn bản của Chính phủ về việc nâng ngạch trước thời hạn đối với CBCC hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Nghị định của Chính phủ quy định cơ cấu CBCC trong các tổ chức, cơ quan nhà nước; Nghị định của Chính phủ ban hành một số chính sách đối với CBCC khi được điều động luân chuyển; Nghị định của Chính phủ quy định xử lý trách nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo quản lý để xảy ra các vụ tiêu cực, tham nhũng trong cơ quan, đơn vị mà mình quản lý.
Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, chức danh các ngạch CBCC trên cơ sở sửa đổi những tiêu chuẩn, chức danh không còn phù hợp với yêu cầu tình hình thực tiễn xây dựng và phát triển đội ngũ CBCC. Tiêu chuẩn các chức danh nghiệp vụ CBCC mới phải đảm bảo tính khoa học, hiện đại trên cơ sở đó để xây dựng đội ngũ CBCC chuyên nghiệp, ổn định.
Trên cơ sở nghiên cứu, tổng kết thực hiện pháp luật CBCC hiện nay và những yêu cầu đặt ra trong thời gian tới phải tiến tới xây dựng và ban hành luật CBCC. Chúng ta đang trong thời kỳ xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, đặc trưng quan trọng của Nhà nước pháp quyền là tôn trọng tính tối cao của luật. Điều đó đòi hỏi tư duy về pháp luật nói chung và pháp luật CBCC phải được đổi mới trên cái nền chung của cả đất nước. Đội ngũ CBCC của nước ta làm việc trong BMNN, trong cả hệ thống chính trị, thực hiện các hoạt động quản lý nói chung vì vai trò quan trọng như vậy nên phải được điều chỉnh bằng một văn bản có hiệulực pháp lý cao là luật. Nghị quyết số 48 - NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị khoá IX về chiến lược hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020 đã xác định: "Ban hành luật về công chức
công vụ". ở nước ta hiện nay văn bản có tính chất định khung, có hiệu lực pháp lý cao nhất điều chỉnh tổng thể các vấn đề về CBCC là pháp lệnh 2003, nhưng cần sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện, nâng giá trị pháp lý của văn bản này lên thành luật.
Luật CBCC phải xác định rõ phạm vi, đối tượng điều chỉnh để xác định địa vị pháp lý của từng loại. Luật phải phân biệt được các đối tượng là: cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng làm việc trong các cơ quan tổ chức đơn vị khác trong hệ thống chính trị để khắc phục được các nhược điểm còn quá chung chung của pháp luật hiện hành.
Trên cơ sở các quy định của pháp lệnh CBCC 2003 luật CBCC cần đưa ra khái niệm công chức một cách đầy đủ, ngắn gon, dễ hiểu.
Để xác định các đối tượng là CBCC phải xem xét tính chất công việc để phân biệt với hoạt động của các đối tượng khác trong hệ thống chính trị.
Việc phân biệt CBCC trong các cơ quan nhà nước với CBCC trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước thực chất là phân biệt giữa công chức nhà nước với viên chức nhà nước. Điều này phù hợp với xu hướng cải cách hành chính nhà nước là phân biệt giữa hành chính công quyền với đơn vị sự nghiệp. Hoạt động của CBCC trong các cơ quan nhà nước luôn gắn với quyền lực nhà nước trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện quyền lực nhà nước hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Hoạt động của viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước thuần tuý mang tính chuyên môn, hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu do chính các đơn vị sự nghiệp tạo nên. Xuất phát từ đặc thù của hệ thống chính trị và điều kiện lịch sử đất nước, CBCC không chỉ ở trong các cơ quan hành chính nhà nước, trong các cơ quan đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà còn bao gồm CBCC thuộc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.