Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp lý về quản lý đội ngũ cán bộ công chức

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Lịch sử phát triển và phương hướng hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay docx (Trang 103 - 105)

bộ công chức

Cùng với sự phát triển của xã hội, đội ngũ CBCC ngày càng tăng, nội dung, tính chất công vụ ngày càng phức tạp đòi hỏi vai trò lãnh đạo của cả hệ thống chính trị. Cán bộ, công chức phải được quản lý thống nhất và có sự phân cấp rõ ràng bảo đảm cho pháp luật CBCC được thực hiện nghiêm minh, nhất quán trong phạm vi cả nước.

Quản lý CBCC là một công việc rất khó khăn phức tạp, biểu hiện mối quan hệ tổng hợp về nhiều mặt: kinh tế, tổ chức hành chính, chính trị, pháp lý, tâm lý xã hội... đòi hỏi cả tính khoa học và nghệ thuật. Do đó cần phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế quản lý đội ngũ CBCC. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về xây dựng, quản lý đội ngũ CBCC nhằm đổi mới cơ chế quản lý phù hợp với mỗi loại. Ban hành văn bản về phân cấp quản lý CBCC để quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan từ Trung ương đến địa phương. Phân định rõ việc quản lý CBCC giữa cơ quan Đảng và chính quyền; giữa các cấp ủy Đảng (cấp uỷ Đảng cấp trên, cấp uỷ Đảng cơ sở nơi CBCC công tác, cấp uỷ Đảng nơi CBCC cư trú).

Xây dựng hoàn thiện khung pháp lý quản lý CBCC bằng pháp luật. Thiết lập khuôn khổ pháp lý chặt chẽ, tổ chức quản lý khoa học và bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện quản lý hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CBCC. Ban hành quy chế quản lý hồ sơ CBCC thống nhất trong hệ thống các cơ quan HCNN, trong các cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội. Cần có cơ chế mở rộng dân chủ thu hút cán bộ, đảng viên và đông đảo nhân dân tham gia quản lý CBCC. Nâng cao chất lượng của việc thực hiện quy chế dân chủ xã, phường, thị trấn và trong các cơ

quan để mọi CBCC trong cơ quan và nhân dân địa phương được phê bình, kiểm tra và giám sát CBCC. Đồng thời có cơ chế bảo vệ cán bộ, nhân dân tham gia tố giác các hành vi vi phạm pháp luật của CBCC. Đẩy mạnh dân chủ hóa công tác quản lý cán bộ, đảng viên, khắc phục bệnh quan liêu, chủ quan, cá nhân. Thực hiện tốt biện pháp này mới có thể thu nhận được thông tin nhiều chiều, tạo điều kiện để quản lý CBCC thiết thực, hiệu quả, phòng chống được các hiện tượng tiêu cực.

Có cơ chế pháp lý để kiện toàn, củng cố cơ quan, bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ để sớm có chế độ làm việc ổn định, nề nếp, chú trọng nghiên cứu khoa học và tổng kết thực tiễn, tham mưu đề xuất trực tiếp với cấp uỷ và lãnh đạo cơ quan những vấn đề về xây dựng, quy hoạch đội ngũ CBCC, đánh giá, sử dụng, quản lý CBCC một cách chính xác, đầy đủ và thường xuyên. Tạo cơ sở pháp lý cũng như đầu tư để tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ làm công tác quản lý CBCC về các kỹ năng quản lý hiện đại như: sử dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hồ sơ cán bộ, ; xây dựng và ban hành các văn bản quyết định theo yêu cầu. Nâng cao phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp, tuyển chọn những người có kinh nghiệm làm công tác quản lý CBCC.

Quán triệt những yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN trong việc xây dựng thể chế quản lý CBCC phải phù hợp với các bảo đảm của Hiến pháp, tôn trọng các quy tắc bình đẳng và xứng đáng trong tuyển dụng và đãi ngộ CBCC. Các quy định đó phải được thể chế hoá bằng hệ thống văn bản pháp quy của Nhà nước nhằm điều chỉnh nội dung cũng như phương thức hoạt động của mọi CBCC cũng như cá nhân, tổ chức có trách nhiệm quản lý CBCC. Các quy tắc đó phải được công bố công khai và được áp dụng cho tất cả các cấp của hệ thống chính trị. Xác định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm và quy trình công việc của CBCC. Thực hiện cơ chế thanh tra công vụ để quản lý chặt chẽ đội ngũ CBCC. Thanh tra công vụ vừa góp phần giáo dục CBCC vừa là cơ sở đánh giá khách quan, chính xác kết quả thực thi công việc. Cần sớm xây dựng để ban hành luật công vụ. Tăng cường sự phối hợp giữa thanh tra và kiểm tra, xác định rõ tính chất, chức danh, nhiệm vụ của thanh tra công

vụ để từ đó hình thành tổ chức thanh tra công vụ để bảo đảm tính đồng bộ trong cả hệ thống theo pháp luật thanh tra hiện hành.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Lịch sử phát triển và phương hướng hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay docx (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)