Tiến hành hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật cán bộ công chức

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Lịch sử phát triển và phương hướng hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay docx (Trang 96 - 97)

ở Việt Nam hiện nay

2.3.2.1. Tiến hành hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật cán bộ công chức công chức

Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng đòi hỏi xây dựng được một hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật CBCC nói riêng thống nhất và đồng bộ. Muốn xây dựng được một đội ngũ CBCC trong sạch, vững mạnh, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả đòi hỏi phải đổi mới cơ chế, chính sách pháp luật trong quản lý đội ngũ CBCC.

Để hoàn thiện hệ thống VBQPPL về CBCC và tiến tới ban hành luật CBCC phải tiến hành tổng rà soát toàn bộ hệ thống VBQPPL đã được ban hành từ năm 1945 đến nay. Những năm đầu tiên của chế độ Việt Nam dân chủ cộng hoà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp ký một số sắc lệnh điều chỉnh về lĩnh vực CBCC, có thể coi đó là nền móng đầu tiên của hệ thống pháp luật CBCC ở nước ta.

Cùng với thời gian pháp lệnh CBCC hiện nay là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất, có tính chất định khung. Pháp luật CBCC đã hình thành và từng bước hoàn thiện dần, đưa công tác quản lý CBCC vào nề nếp góp phần nâng cao hiệu lực quản lý điều hành của BMNN, và phát triển đội ngũ CBCC theo yêu cầu đổi mới. Tuy nhiên hệ thống pháp luật CBCC ở nước ta vẫn chưa đồng bộ, còn chồng chéo, thiếu sự thống nhất, còn nhiều vấn đề liên quan đến CBCC chưa được đề cập đến. Để hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật CBCC chúng ta cần phải tiến hành tổng rà soát hệ thống hoá tất cả các VBQPPL CBCC từ năm 1945 đến nay. Mục đích của công tác này là bãi bỏ các văn bản đã hết hiệu lực, hoặc có nội dung không còn phù hợp với yêu cầu quản lý CBCC trong giai đoạn hiện nay. Thông qua việc hệ thống hoá chúng ta có thể rút được những kinh nghiệm, từ việc xây dựng các VBQPPL đã hết hiệu lực nhưng vẫn còn giá trị. Thông qua công tác hệ thống hoá sửa đổi, bổ sung kịp thời những nội dung sai sót, bất hợp lý không còn phù hợp với thực tiễn

cuộc sống hiện nay. Pháp luật CBCC ở nước ta có đặc điểm là có sự đan xen giữa cái mới và cái cũ, nhiều văn bản chồng chéo khó vận dụng, hiệu lực pháp lý và tính khả thi không cao. Những văn bản VBQPPL mới ban hành chưa đầy đủ, nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý CBCC chưa được pháp luật điều chỉnh.

Sau khi tiến hành tổng rà soát phải tập hợp hoá những văn bản đang được áp dụng. Căn cứ vào nhu cầu điều chỉnh của pháp luật đối với CBCC trong giai đoạn hiện nay, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật CBCC phù hợp với thời kỳ đổi mới CNH, HĐH và thời kỳ hội nhập khu vực và thế giới.

Đối với việc xây dựng các VBQPPL mới phải được thực hiện theo kế hoạch, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm điều chỉnh pháp luật có hệ thống, đồng bộ, cho phép khắc phục được tính tản mạn chồng chéo hoặc những "lỗ hổng" của pháp luật để tiến tới hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật CBCC phù hợp với thực tiễn hiện nay. Một hệ thống pháp luật CBCC rõ ràng và đầy đủ là cơ sở pháp lý để xây dựng đội ngũ CBCC trong sạch, vững mạnh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Lịch sử phát triển và phương hướng hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay docx (Trang 96 - 97)