1. Giảm thuế.
Hiện này nguyên liệu chính là Malt và hoa Houblon phải nhập khẩu từ n−ớc ngoài với mức thuế xuất là 7 - 10% giá nguyên vật liệu. Tỷ lệ thuế này còn hơn cao. Trong thời gian tới Nhà n−ớc nên hỗ trợ cho Công ty có thể bằng giảm thuế hoặc trợ giá để sao cho mức thuế suất đạt từ 5 - 7% là hợp lý. Bia là mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với mức thuế xuất là 50% so với doang thu nh−ng không đ−ợc khấu trừ vào đầu vào, do đó giá thành sản xuất bị đội lên quá cao. Công ty bia Hà nội là một trong những Công ty đóng góp nhiều nhất vào ngân sách Nhà n−ớc nhất. Nh− vậy, vì lợi ích lâu dài Nhà n−ớc nên trợ cấp cho Công ty để tạo điều kiện cho Công ty có điều kiện mở rông quy mô hơn nữa.
2. Hỗ trợ về vốn.
Trong thời gian tới Công ty có kế hoạch nâng tổng công suất nên 100 triệu lít do đó nhu cầu về vốn rất lớn. Nhà n−ớc nên cho phép Công ty phát hành trái phiếu Công ty để huy động vốn nhàn rỗi. Nhà n−ớc nên dứng ra bảo đảm cho Công ty vay vốn ngân hàng đối với những dự án khả thi mà không cần thée chấp.
3. Tăng kinh phí quảng cáo.
Hiện nay, Nhà n−ớc cho phép Công ty trích 7% trên tổng chi phí sản xuất để làm kinh phí cho bán hàng và quảng cáo. Với tỉ lệ này thì kinh phí trong quảng cáo còn rất thấp. Mặt khác với quy định này đã làm hạn chế tính tự chủ của Công ty trong quá trính tìm kiếm khách hàng. Với con số 12 tỷ đồng cho năm 2000 dành cho chi phí bán hàng, nếu Công ty tăng kinh phí cho quảng cáo thì đồng nghĩa với việc cắt giảm kinh phí cho bán hàng. Bất kỳ một sự lựa chọn nào cho việc kết hợp giữa chi phí quảng cáo và chi phí bán hàng đều có thẻe gây ra một sự không hiệu quả do nguồn kinh phí quá ít ỏi. nh− vậy để tăng c−ờng tính tự chủ cho Công ty, Nhà n−ớc nên cho phép Cong ty trích kinh phí bán hàng theo tỷ lệ nhất định so với doanh thu. Việc xác định chi phí bán hàng căn cứ vào doanh thu sẽ tạo nên mối liên hệ tỉ lệ thuận, khi doanh thu tăng sẽ làm cho chi phí bán hàng tăng, khi chi phí bán hàng tăng lên Công ty có điều kiện tăng kinh phí quảng cáo về bán hàng. Sự ra tăng đáng kể này sẽ dẫn đến kết quả tất yếu là doanh thu bán hàng lại tăng cao hơn nữa, trong khi đó Công ty vẫn có thể hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch mà Nhà n−ớc giao cho nhất là chỉ tiêu lợi nhuận.
Kết luận
Trong cơ chế thị tr−ờng, củng cố và mở rộng thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm là nhiệm vụ sống còn của các doanh nghiệp. Củng cố và mở rộng thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp cho Công ty tăng sản l−ợng, tăng doanh thu từ đó tăng lợi nhuận, tăng thị phần.
Thực tiễn cho thấy, không một Công ty nào thoả mãn với thị phần mình đang có. Họ cố gắng mọi nỗ lực nhằm bành tr−ớng thị tr−ờng của họ. Hậu quả là việc tăng thị phần của họ có thể sẽ làm sói mòn thị phần của Công ty. Nh− vậy để tồn tại và phát triển buộc Công ty phải củng cố thị tr−ờng hiện có đồng thời tăng c−ờng mở rộng thị tr−ờng sang thị phần của đối thủ cạnh tranh.
Qua thời gian thực tập tại Công ty bia Hà nội cùng với những kiến thức đã học trên ghế nhà tr−ờng, em muốn đóng góp một phần vào vấn đề mà Công ty đang rất quan tâm, đó là ổn định và mở rộng thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm.
Qua đây em xin vô cùng cảm ơn sự giúp đỡ của cô giáo - Thạc sỹ Vũ Thuỳ D−ơng - Tr−ởng khoa Quản trị Doanh nghiệp Tr−ờng Đại học Th−ơng Mại và các cô chú cán bộ trong phòng Kế hoạch tiêu thụ Công ty bia Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.