Phân tích kết quả kinh doanh của Công ty.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa của công ty bia Hà Nội (Trang 51 - 58)

III. Thị tr−ờng bia trong khu vực phía Bắc và các Đối thủ cạnh tranh 1 Tình hình thị tr−ờng tiêu thụ bia.

4. Phân tích kết quả kinh doanh của Công ty.

Mặc dù bị cạnh tranh quyết liệt, nh−ng Công ty bia Hà Nội đã gặt hái đ−ợc những kết quá đang khích lệ trong việc duy trì, phát triển và mở rông thị tr−ờng: tăng doanh số, giải quyết công ăn việc làm cho gần 700 lao động và hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp ngân sách. Kết quả đó đ−ợc biểu hiện rõ ràng qua việc phân tích các mặt sau:

4.1 Phân tích hoạt động bán hàng theo các quý trong năm.

Qua biểu số 11: ta thấy tình hình kết quả bán ra cả năm dần dần tăng lên, năm sau luôn cao hơn năm tr−ớc. Năm 1998 là 380.025 triệu đồng. Năm 1999 kết quả bán hàng cả năm đạt 404.028 triệu đồng, tăng 6,31% so với năm 1998. Năm 2000 đạt 437.605 triệu đồng, so với năm 1999 v−ợt 8,31%. Tình hình bán hàng luôn có sự v−ợt mức so với năm tr−ớc. Tình hình bán ra theo các quý trong năm của Công ty hầu hết tăng đều qua các năm. Nhìn chung l−ợng bia bán ra

trong Công ty th−ờng cao nhất vào quý III, chiếm tỷ trong so với các quý khác trong năm.

Nguyên nhân của hiện t−ợng này có thể do thời tiết, khí hậu nóng và thời gian này trong năm là thời gian đi nghỉ mát của dân do vậy nhu cầu tăng cao. Và đến quý IV thì mức tiêu thụ lại chững lại, đó cũng là rất hợp lý. Tuy vậy Công ty vẫn giữ đ−ợc mức tiêu thụ khá ổn định trong suốt cả năm. Cụ thể là:

- Quý I: Năm 1998 số tiền thu đ−ợc là 109.109 triệu đồng chiếm tỷ trọng 28% so với cả năm. Vào năm 1999, só tiền thu đ−ợc là 112.140 triệu đồng chiếm tỷ trọng 27% trong cả năm, tăng hơn năm 1998 là 2,77% về số tiền chênh lệch là 3.031 triệu đồng. Sang năm 2000, số tiền thu đ−ợc là 113.471 triệu đồng chiếm tỷ trọng 26%, so với năm 1999 tăng hơn 1,18% với số tiền chênh lệch là 1.331 triệu đồng.

- Quý II: Luôn có sự v−ợt mức bán ra qua hàng năm. Năm 1998, bán ra là 82.420 triệu đồng chiếm tỷ trọng 22% trong cả năm. Năm 1999 bán ra tăng lên đạt 85.320 triệu đồng chiếm tỷ trọng 21%, tăng hơn so với năm 1998 là 3,51% với số tiền chênh lệch là 2.900 triệu đồng. Năm 2000 bán ra là 88.015 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 20%, tăng hơn 3,15% so với năm tr−ớc với số tiền chênh lệch t−ơng ứng là 2.695 triệu đồng.

- Quý III: Có mức bán ra cao nhất trong năm. Năm 1998, bán ra đạt 90.891 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 24% so với cả năm. Năm 1999, bán ra đạt 107.307 triệu đồng chiếm tỷ trọng 28%, so với năm 1998 tăng hơn 18,06% và số tiền chênh lệch là 16.326 triệu đồng. Đến năm 2000, bán ra đạt 120.300 triệu đồng chiếm 28%, so với năm 1999 cao hơn 12,10% với số tiền chênh lệch là 12.993 triệu đồng.

- Quý IV: Số l−ợng bán ra của năm sau cũng luôn cao hơn năm tr−ớc. Năm 1998 giá trị bán là 97.605 triệu đồng chiếm tỷ trọng 26%. Năm 1999 giá trị bán là 99.261 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 24%, tăng 1,69% so với năm 1998 và số tiền chênh lệch là 1.656 triệu đồng. Năm 2000 giá trị bán là 115.891 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 26%, tăng hơn 16,75% so với năm 1999 với số tiền t−ơng ứng là 16.630 triệu đồng.

Qua kết quả bán hàng nói lên Công ty là một doanh nghiệp làm ăn phát đạt đó là nhờ Công ty biết quản lý tổ chức bộ máy lao động chặt chẽ, bố trí sắp xếp hợp lý, khoa học các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm làm cho l−ợng hàng hoá bán ra ổn định và ngày càng tăng.

4.2. Phân tích tình hình thực hiện sản l−ợng và doanh thu theo cơ cấu mặt hàng.

Qua biểu số 12: do diễn biến bất th−ờng của cơ chế thị tr−ờng, có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trên thị tr−ờng, nh−ng Công ty cũng thực hiện tốt việc sản xuất kinh doanh của mình. Tổng sản l−ợng có phần tăng lên qua các năm. Năm 1998 tổng sản l−ợng là 48.580 ng.lít. Năm 1999, tổng sản l−ợng là 46.489 ng.lít hơi tụt đi so với năm 1998 chỉ đạt 95,69% của năm 1998. Do ảnh h−ởng của sản l−ợng bia hơi năm này cũng bị tụt đi, sức tiêu thụ chậm lại. Nh−ng sang đến năm 2000 Công ty lại đạt tổng sản l−ợng khá cao 51.374 ng.lít, cao hơn năm 1999 là 10,50%. Do tổng sản l−ợng tăng nên dẫn đến tổng doanh thu cũng tăng nên qua các năm. Doanh thu sản phẩm đều tăng hơn so với cùng kỳ năm tr−ớc. Năm 1999 cao hơn năm 1998 tăng 6,31%, năm 2000 so với năm 1999 tăng 8,31%. Đi vào phân tích cụ thể:

* Về sản l−ợng.

- Sản l−ợng bia lon: Mặt hàng này có sản l−ợng tăng không đều qua các năm. Năm 1998 sản l−ợng bia lon là 1.344 ng.lit chiếm tỉ trọng 2,76% trong tổng sản l−ợng. Năm 1999, bia lon có sản l−ợng là 3.048 ng.lít chiếm tỷ trọng 6,55% so với tổng sản l−ợng, tỷ lệ tăng so với năm 1998 là 126,79% với số l−ợng chênh lệch là 1.704 ng.lít. Sang năm 2000, sản l−ợng bia lon có phần giảm xuống đạt 2.106 ng.lít chiếm tỷ trọng 4,09%, giảm hơn so với năm 1999 là 30,91%.

Nguyên nhân của tình trạng này là do trong thời gian này Công ty phải sửa chữa lớn nhà x−ởng máy móc và một phần là các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm cùng loại tăng sức cạnh tranh bằng cách tung ra thị tr−ờng sản phẩm có hình thức mẫu mã mới, đẹp kèm theo các ch−ơng trình quảng cáo, khuyến mại...

- Sản l−ợng bia chai: Nhờ có uy tín cao, chất l−ợng tốt, truyền thống lâu năm rất đ−ợc thị tr−ờng mến mộ nên mặt hàng bia chai luôn có sản l−ợng cao, ổn định và tăng đều qua cac năm. Năm 1998, sản l−ợng là 28.873 ng.lít chiếm tỷ trọng 59,43%. Năm 1999 sản l−ợng bia chai tăng lên đạt 30.123 ng.lít chiếm tỷ trọng 64,79%, tỷ lệ tăng so với năm 1998 là 4,33%. Năm 2000, sản l−ợng bia chai là 32.012 ng.lít chiếm tỷ trọng 62,31%, tăng hơn so với năm 1999 là 6,27%.

- Sản l−ợng bia hơi: Đây là mặt hàng tuy mức lãi thu đ−ợc không cao nên không phải là mặt hàng mang lại lợi nhuận chính chi Công ty nh−ng lại có sản l−ợng khá cao và có mức tiêu thụ lớn vì đây là mặt hàng rất đ−ợc −a chuộng, và hấp dẫn đối với nhiều loại khách hàng. Năm 1998 sản l−ợng bia hơi là 18.363 ng.lít chiếm tỷ trọng 37,81% tổng sản l−ợng. Năm 1999 sản l−ợng bia hơi thấp hơn năm ngoái đạt 13.318 ng.lít chiếm tỷ trọng 28,66%, so với năm 1998 chỉ đạt 72,53%. Nguyên nhân là sự biến động của nhu cầu thị tr−ờng có phần giảm xuống và do sự nhập khẩu nguyên vật liệu ch−a hợp lý làm cho nguyên vật liệu bị khan hiếm. Năm 2000 bia hơi có sản l−ợng là 17.256 ng.lít chiếm tỷ trọng 33,6% tổng sản l−ợng, so với năm 1999 tăng lên 29,56%.

* Về doanh thu theo cơ cấu mặt hàng.

- Doanh thu bia lon: Do sản l−ợng tăng không đều nên bia lon cũng có doanh thu tăng không đều. Năm 1998, doanh thu bia lon là 33.114 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 8,71% trong tổng doanh thu. Năm 1999, doanh thu bia lon là 45.185 triệu đồng chiếm tỷ trọng 6,94%, tăng hơn 36,45% so với năm 1998. Năm 2000, doanh thu bia lon giảm xuống còn 30.258 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 6,94%, giảm hơn so với năm 1999 là 33,04%. Nguyên nhân là do sản l−ợng năm 2000 của bia lon cũng giảm xuống.

- Doanh thu bia chai: Cũng nh− sản l−ợng, bia chai có doanh thu cao nhất và ổn định, tăng đều liên tục qua các năm. Năm 1998, doanh thu bia chai là

293.767 triệu đồng chiếm tỷ trọng 77,30% so với tổng doanh thu. Năm 1999 doanh thu bia chai là 306.031 triệu đồng chiếm tỷ trọng 75,74%, tăng hơn so với năm 1998 là 4,17%. Năm 2000, doanh thu bia chai đạt đến 317.126 triệu đồng chiếm tỉ trọng 72,46%, so với năm 1999 tăng hơn 3,62%.

- Doanh thu bia hơi: Sự biến động của sản l−ợng bia hơi cũng gây cho doanh thu của bia hơi có phần hơi biến động. Năm 1998, doanh thu bia hơi đạt 53.144 triệu đồng chiếm tỷ trọng 13,98% trong tổng doanh thu. Năm 1999 doanh thu bia hơi hơi giảm so với năm tr−ớc đạt 52.812 triệu đồng chiếm tỷ trọng 17,32%, chỉ đạt 99,37% so với năm 1998. B−ớc sang năm 2000 doanh thu bia hơi đạt đ−ợc con số là 90.220 triệu đồng chiếm tỷ trọng 20,06%, tăng hơn so với năm 1999 là 70,83%.

Qua phân tích thấy đ−ợc, để đạt đ−ợc kết quả khả quan trong hoạt động kinh doanh đó chính là sự lỗ lực, cố gắng khắc phục khó khăn, tận dụng đ−ợc thời cơ và thế mạnh của mình.

4.3. Phân tích tình hình lợi nhuận theo từng mặt hàng.

Dựa vào biểu số 13, sản phẩm tiêu thụ chủ yếu của Công ty là bia lon, bia chai, bia hơi. Qua các năm, ta thấy tổng lợi nhuận của Công ty tăng đều năm sau cao năm tr−ớc. Năm 1998 là 80.000 triệu đồng. Năm 1999 đạt 85.823 triệu đồng v−ợt mức lợi nhuận của năm 1998 là 7,27%. B−ớc sang năm 2000, tổng lợi nhuận của Công ty đạt 93.201 triệu đồng tăng hơn so với năm tr−ớc là 8,59%. Nhìn vào biểu ta thấy mặt hàng bia chai là mặt hàng đem lại lợi nhuận lớn nhất rồi đến mặt hàng bia hơi và cuối cùng là mặt hàng bia lon. Đi sâu vào phân tích cụ thể từng mặt hàng:

* Về bia lon: Năm 1998 đạt 5.082 triệu đồng, chiếm tỷ trọng thấp nhất là 6,35% so với tổng lợi nhuận. Năm 1999 đạt 5.149 triệu đồng chiếm tỷ trọng 5,99% tăng hơn 1,32% so với năm 1998 với số tiền t−ơng ứng là 121 triệu đồng. Sang đến năm 2000 đạt 5.592 triệu đồng chiếm tỷ trọng 5,99%, tăng hơn so với năm 1999 là 8,60% với số tiền chênh lệch là 443 triệu đồng. Tỷ trọng của bia lon trong tổng lợi nhuận đang có xu h−ớng tăng lên dần nh−ng vẫn còn thấp.

Nguyên nhân: Mặt hàng bia lon chiếm tỷ trọng thấp do sức tiêu thụ còn thấp, trên thị tr−ờng ch−a có sức cạnh tranh mạnh so với các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác, ch−a thực sự trở thành nhu cầu th−ờng xuyên của từng loại khách hàng, Công ty ch−a quan tâm chu đáo đến việc khuyếch tr−ơng, quảng cáo, thay đổi mẫu mã của sản phẩm cho phù hợp để tăng sức cạnh tranh trên thị tr−ờng. Nếu chú trọng phát triển mặt hàng này thì đảm bảo đây là mặt hàng cũng đem lại lợi nhuận cao không kém gì so với bia chai và bia hơi làm tăng thêm mức thu nhập cho Công ty tạo nguồn vốn mạnh để Công ty có thể mở rộng và khai thác thị tr−ờng mới. Đây là vấn đề mà Công ty nên xem xét kỹ.

* Về bia chai: Đây là mặt hàng tiêu thụ mạnh nhất, đem lại lợi nhuận cao nhất, bia chai luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng lợi nhuận. Năm 1998 đạt 48.903 triệu đồng, chiếm tỷ trọng cao 61,12%. Năm 1999 lợi nhuận là 53.910 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 62,8%, tăng hơn so với năm 1998 là 10,23% với số tiền chênh lệch là 5.007 triệu đồng.Năm 2000, lợi nhuận đạt 58.717 triệu đồng

chiếm tỷ trọng 63,01%, so với năm 1999 tăng 8,91% với số tiền chênh lệch là 4.807 triệu đồng.

Nguyên nhân mặt hàng bia chai là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất, là mặt hàng chủ đạo của Công ty là do: Đây là mặt có tính truyền thống lâu năm đối với ng−ời tiêu dùng, có uy tín trên thị tr−ờng, có chất l−ợng cao, h−ơng vị đặc tr−ng, có sự đầu t− thích đáng nên sức có cạnh tranh mạnh trên thị tr−ờng đối với nhiều loại sản phẩm cùng loạicó nhãn hiệu khác nhau.

* Về bia hơi: Đây cũng là một mặt hàng tiêu thụ mạnh, đem lại lợi nhuận khá cao. Đối với thị tr−ờng miền Bắc thì mặt hàng này gần nh− không có đối thủ cạnh tranh nhất là thị tr−ờng Hà Nội. Loại mặt hàng này chiếm lĩnh toàn bộ thị tr−ờng Hà Nội. Nguyên nhân là do bia hơi Hà Nội có chất l−ợng cao, Công ty sử dụng máy móc thiết bị hiện đại, nguyên vật liệu tốt đặc biệt Công ty có −u thế đó nguồn n−ớc để sản xuất bia của Công ty là nguồn n−ớc "duy nhất, truyền thống, đặc tr−ng" mà không nơi nào có đ−ợc. Nó tạo cho bia hơi Hà Nội có h−ơng vị riêng. Nh−ng lợi nhuận thu về từ mặt hàng này còn đứng sau bia chai đó là số l−ợng bán nhiều nh−ng giá cả lại thấp hơn so với bia chai.

Năm 1998, lợi nhuận là 26.015 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 32,53% trong tổng lợi nhuận. Năm 1999 lợi nhuận đạt 26.764 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 31,21%, lợi nhuận so với năm 1998 tăng 2,87% về số tiền chênh lệch là 749 triệu đồng. B−ớc sang năm 2000, đạt lợi nhuận là 28.892 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 31%, tăng hơn so với năm 1999 là 7,95% với số tiền chênh lệch là 2.128 triệu đồng.

Nhìn chung, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh nh−ng Công ty cũng đã v−ợt qua và dạt đ−ợc mục đích cuối cùng của mình đó là lợi nhuận của Công ty cũng đã tăng lên qua các năm. Đây là một lỗ lực đáng khen của cán bộ công nhân viên Công ty bia Hà Nội.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa của công ty bia Hà Nội (Trang 51 - 58)