Chính sách giá cả sản phẩm là việc dự kiến giá cả trong t−ơng lai sẽ đ−ợc thị tr−ờng chấp nhận. Chính sách giá cả chỉ cho giá trị và tính khả thi cao khi nó xuất phát từ chiến l−ợc thị tr−ờng, chính sách sản phẩm và dự kiến biến động về giá trong t−ơng lai trên từng đoạn thị tr−ờng .
1. Hệ thống giá h−ớng vào chi phí (hay h−ớng vào doanh nghiệp)
Theo ph−ơng h−ớng này, khi xác định giá cả Công ty cần dựa vào các tài liệu, số liệu thực tế về giá cả của năm tr−ớc, sau đó dự kiên giá cả trên cơ sở các kết luận của các chi phí đã phát sinhcụ thể là:
- Xác định giá thành dự kiến trên cơ sở các kết quả của việc phân tích giá thành thực tế .
- Xác định giá bán buôn của Công ty căn cứ vào giá thành và lợi nhuận dự kiến. - Xác định giá bán buôn công nghiệp căn cứ vào giá bán buôn Công ty và mức thuế theo qui định của cơ quan Nhà n−ớc.
- Xác định giá bán lẻ căn cứ váo giá bán buôn công nghiệp và chiết khấu th−ơng nghiệp dự kiến .
- Xác định giá bán buôn hay giá bán lẻ một cách linh hoạt trong cơ cấu của từng loại sản phẩm trên từng loại thị tr−ờng :
. Cùng một loại sản phẩm trên nhiều loại thị tr−ờng với nhiều loại giá cả khác nhau có thể bán lỗ ở thị tr−ờng này, bán lãi ở thị tr−ờng khác
. Chuyển một phần chi phí trong cơ cấu giá cả loại sản phẩm này (A) sang cơ cấu giá của loại sản phẩm kia (B) với điều kiện thị tr−ờng chấp nhận.
- Xác định giá cả với lợi nhuận cao nhất hoặc mức lợi nhuận thấp nhất theo kinh nghiệm chủ quan.
2. Hệ thống giá cả h−ớng vào nhu cầu của thị tr−ờng .
Khi xác định giá phải căn cứ vào tình hình cung cầu trên thị tr−ờng, mức giá bình quân và thực giá . Hệ thống giá cả này gồm:
* Chính sách đối với các loại giá: giá đánh đồng, giá thăm dò trên từng loại thị tr−ờng trong từng thời kỳ . Mục đích của chính sách này là phòng ngừa sự thiệt hại quá lớn do giá cả gây nên:
Ph−ơng pháp tiến hành nh− sau:
- Đối với những hàng hoá mang tính chất đại trà, thông dụng trên thị tr−ờng, thì giá ban đầu cần phải thấp hơn giá bình quân một chút . Nếu làm theo cách này sẽ đem lại hai tác dụng lớn:
. Thứ nhất : Góp phần phát triển và mở rộng thị tr−ờng .
. Thứ hai : Hàng hoá đ−ợc tiêu thụ với tốc độ nhanh, do đó doanh thu về bán hàng sẽ tăng lên .
- Đối với những loại sản phẩm cải tiến, hoàn thiện hay sản phẩm mới đ−ợc khách hàng −a chuộng và chấp nhận giá thì giá ban đầu cần phải cao và sau này sẽ giảm dần để thu hút ngày càng nhiều khách hàng.
* Thực hiện sách l−ợc đối với từng loại giá: Giá phụ thuộc và giá áp đặt. - Giá phụ thuộc: Những hàng hoá đồng loại của ngành cung ứng đ−ợc bán theo giá cả mà ng−ời khác đã bán, bởi lẽ nhà kinh doanh đang giữ đ−ợc thế chủ động và bị khách hàng ép giá.
- Giá áp đặt: Là loại giá mà ng−ời bán đ−ợc độc quyền chủ động định giá do giữ đ−ợc đ−ợc vị trí dẫn đầu về giá cả (sản phẩm độc quyền).
* Thực hiện sách l−ợc đối với loại giá phân biệt hoặc cùng một loại hàng hoá với nhiều mức giá khác nhau. Căn cứ thực hiện sách l−ợc này là:
- Căn cứ vào thị tr−ờng của từng loại hàng hoá: Thiết yếu hay thông dụng hoặc xa xỉ phẩm.
- Loại thị tr−ờng, loại thời vụ.
- Loại đối t−ợng tiêu dùng hay loại tầng lớp dân c−. - Cơ cấu giá cả của từng loại sản phẩm .
- Hình thức của sản phẩm, đồ đòng gói, ph−ơng thức thời vụ.
Sách l−ợc này đ−ợc nhiều hãng áp dụng nh− giá máy bay của hãng hàng không Bắc Âu "SAS" có tới 36 loại giá khác nhau cho cùng một tuyến đ−ờng, giá cà phê hoà tan của CHLB Đức với gói 100g có tới 99 loại giá khác nhau...
Sở dĩ nó là một thứ vũ khí đ−ợc −a chuộng vì nó có hiệu lực để phát triển và mở rộng thị tr−ờng, khai thác tối đa các loại khách hàng khác nhau.
3. Hệ thống giá h−ớng vào cạnh tranh.
Khi áp dụng sách l−ợc này cần xem xét: - Các loại đối thủ cạnh tranh.
- Các nhân tố cạnh tranh: Bằng giá cả, chất l−ợng hay mẫu mã.
- Các ph−ơng thức cạnh tranh: Quảng cáo, khuyến mại, dịch vụ sau bán. Tóm lại, trừ tr−ờng hợp Công ty có giá thành hạ còn nói chung việc sử dụng công cụ giá phải đ−ợc coi nh− một vũ khí lợi hại nh−ng cũng không kém
phần nguy hiểm, nghĩa là Cong ty có thể gặp rủi ro trong kinh doanh do chính sách giá cả không hợp lý.