- Tòa án nhân dân
2.4.2.2. Một số giải pháp cụ thể Thứ nhất, giải pháp về chủ thể
Thứ nhất, giải pháp về chủ thể
Trong giám sát thi hành án dân sự, chủ thể giám sát đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của hoạt động của giám sát. Do đó, để nâng cao hiệu quả giám sát nói chung, giám sát thi hành án dân sự nói riêng, thì nâng cao chất lượng của chủ thể giám sát thi hành án dân sự cũng là một trong những biện pháp làm tăng hiệu quả của giám sát thi hành án dân sự.
Như đã trình bày ở trên, hiện tại có 6 chủ thể giám sát thi hành án dân sự cơ bản là Nhân dân; Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp và các chủ thể quản lý thi hành án dân sự; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã hội; Viện kiểm sát nhân dân; người được thi hành án, người phải thi hành án và những người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án dân sự. Hoạt động của các chủ thể này trong thời gian qua, xét ở các góc độ khác nhau, đều đã phát huy được ảnh hưởng của mình đối với thi hành án dân sự, nhất là Viện kiểm sát nhân dân và người được thi hành án, người phải thi hành án. Tuy nhiên, nếu xét một cách tổng thể, thì hoạt động của các chủ thể này chưa đáp ứng được các yêu cầu đề ra, mà vẫn cần phải có sự đổi mới đối với các chủ thể giám sát thi hành án dân sự.
Một là, thành lập cơ quan chuyên trách của Quốc hội và Hội đồng nhân dân để thực hiện giám sát hoạt động tư pháp
Thi hành án dân sự là một hoạt động hành chính - tư pháp, nên việc nâng cao chất lượng chủ thể giám sát, trước hết cũng là nâng cao chất lượng chủ thể giám sát công tác tư pháp. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 đã của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách công tác tư pháp đến 2020 đã nêu rõ: "Tăng cường và nâng cao hiệu lực giám sát việc chấp hành pháp luật của các cơ quan tư pháp, đặc biệt là của lãnh đạo các cơ quan tư pháp. Thành lập ủy ban tư pháp của Quốc hội để giúp Quốc hội thực hiện nhiệm vụ giám sát hoạt động tư pháp". Việc thành lập ủy ban Tư pháp để giám sát hoạt động tư pháp sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Quốc hội tập trung nhân lực, vật lực và đầu tư sâu cho giám sát hoạt động tư pháp, trong đó có thi hành án dân sự. Thành lập ủy ban chuyên trách giám sát hoạt động tư pháp cũng cho phép Quốc hội có thể có những đoàn giám sát chuyên sâu về thi hành án dân sự trong
thời gian Quốc hội không họp, hoặc trong phiên họp của Quốc hội. Các đại biểu chuyên trách của ủy ban này có thể đầu tư thời gian để nghiên cứu sâu về thi hành án dân sự, từ đó nâng cao chất lượng của hoạt động giám sát thi hành án dân sự.
Hai là, thành lập cơ quan thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hệ thống các cơ quan thi hành án dân sự
Theo quy định của Pháp lệnh Thi hành án dân sự và Nghị định số 50/2005/NĐ-CP ngày 11/4/2005 của Chính phủ về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và cán bộ công chức làm công tác thi hành án dân sự, thì Cục Thi hành án dân sự có chức năng giải quyết các khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự. Tuy nhiên, hiện nay cơ quan chuyên trách thực hiện việc giải quyết khiếu nại và tố cáo trong thi hành án dân sự vẫn chưa được thành lập. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay vẫn được giao cho Phòng nghiệp vụ và Phòng tổ chức thuộc Cục Thi hành án dân sự đảm nhận. Điều này dẫn đến nhiều bất cập trong giải quyết khiếu nại, tố cáo bởi lẽ sau:
- Không khách quan trong việc giải quyết khiếu nại
Theo quy định, thì Cục Thi hành án dân sự hướng dẫn nghiệp vụ đối với các cơ quan thi hành án dân sự địa phương, cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn nghiệp vụ đối với cơ quan thi hành án dân sự quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Do đó, trong nhiều trường hợp vụ việc được cơ quan thi hành án dân sự tỉnh hoặc Cục thi hành án dân sự chỉ đạo nghiệp vụ, nhưng sau đó có khiếu nại, thì chính họ lại là người giải quyết khiếu nại, nên tạo ra tình trạng vừa đá bóng, vừa thổi còi, làm mất đi tính khách quan của vụ việc.
- Không chuyên sâu trong giải quyết khiếu nại
Thực tế cho thấy, giải quyết khiếu nại là công việc vô cùng khó khăn và phức tạp. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, người làm công tác giải quyết khiếu nại không chỉ thuần túy xem xét việc này là đúng, việc kia là sai, mà họ còn phải giải quyết hàng loạt vấn đề liên quan đến xã hội và đòi hỏi phải có trình độ nghiệp vụ giỏi, bản lĩnh vững vàng và tâm trong sáng. Trong giải quyết khiếu nại, có thể ví người làm công tác giải quyết khiếu nại như là người trọng tài, đứng giữa một bên là đương sự, một bên là cơ quan thi hành án dân sự, mà trực tiếp là chấp hành viên phụ trách hồ sơ vụ việc - những người đồng nghiệp
của mình, thậm chí là thủ trưởng của chính mình. Chính vì vậy, họ không có trình độ chuyên môn giỏi, không có bản lĩnh vững vàng và không có tâm trong sáng thì sẽ không thể tham mưu được những phương án tối ưu để giải quyết khiếu nại một cách hiệu quả nhất.
Ba là, tăng cường hoạt động của Thanh tra nhân dân trong các cơ quan thi hành án dân sự
Trước đây, quy định của Nghị định số 30/CP ngày 2/6/1993 của Chính phủ quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và chấp hành viên, thì Phòng thi hành án dân sự là một phòng thuộc Sở Tư pháp. Do đó, thanh tra nhân dân không được tổ chức tại Phòng thi hành án, mà Thanh tra nhân dân chỉ được tổ chức tại Sở Tư pháp, trong khi đó, Sở Tư pháp còn nhiều hoạt động khác cần được quan tâm, nên việc giám sát thi hành án dân sự không đạt hiệu quả cao. Theo quy định của Nghị định số 50/2005/NĐ-CP ngày 11/4/2005 của Chính phủ về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và cán bộ công chức làm công tác thi hành án dân sự, thì Phòng thi hành án dân sự trở thành cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (ở cấp tỉnh) và của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (ở cấp huyện). Do đó, để tăng cường sự giám sát của tổ chức thanh tra nhân dân, cần thành lập Tổ chức thành tra nhân dân tại các cơ quan thi hành án dân sự các cấp để tiếp nhận thông tin, phản ánh của nhân dân về việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ quan thi hành án dân sự; kịp thời phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo; kiến nghị thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự giải quyết kịp thời, đúng pháp luật về khiếu nại, tố cáo và giám sát việc giải quyết đó.
Bốn là, cho phép Luật sư được tham gia bảo vệ quyền lợi của người được thi hành án, người phải thi hành án và người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến thi hành án
Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, sự bùng nổ của thông tin đại chúng, nhân dân đã được tiếp xúc nhiều với pháp luật, trình độ pháp luật của nhân dân đã được nâng lên một bước. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải bất cứ người dân nào cũng có đầy đủ kiến thức pháp luật để tự bảo vệ quyền lợi của mình, nhất là trong thi hành án dân sự một lĩnh vực có liên quan đến nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Do
đó, để giúp người dân bảo vệ quyền lợi của mình và giám sát chặt chẽ các hoạt động thi hành án dân sự, cần thiết phải có các quy định của pháp luật chính thức ghi nhận sự tham gia của Luật sư trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự.
Thứ hai, về đối tượng giám sát
Mở rộng đối tượng giám sát thuộc diện khiếu nại của người được thi hành án, người phải thi hành án và người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến thi hành án dân sự
Trên thực tế, hiện nay, tham gia vào qua trình thi hành án dân sự có rất nhiều đối tượng khác nhau như: thủ trưởng, chấp hành viên cơ quan thi hành án, cán bộ thi hành án, kế toán thi hành án, thủ quỹ thi hành án và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan đó là kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân, Thẩm phán, cán bộ Tòa án, thủ trưởng và cán bộ của cơ quan nơi trả thu nhập cho người phải thi hành án... tất cả những người này ở các mức độ khác nhau, đều có tác động đến hiệu quả của thi hành án dân sự. Ví dụ như thủ trưởng của tổ chức kinh tế nơi người phải thi hành án nhận thu nhập không chịu cung cấp số liệu về thu nhập của người phải thi hành án hoặc không thực hiện quyết định cưỡng chế của chấp hành viên khi áp dụng biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi hành án, thì kết quả thi hành án rõ ràng bị ảnh hưởng. Trong khi đó, Pháp lệnh Thi hành án dân sự lại chỉ quy định cho người được thi hành án, người phải thi hành án và những người có liên quan đến việc thi hành án chỉ được khiếu nại hành vi vi phạm pháp luật của thủ trưởng và chấp hành viên của cơ quan thi hành án.
Mặt khác, hiện tại theo quy định của Nghị định số 50/2005/NĐ-CP ngày 11/4/2005 của Chính phủ quy định về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và cán bộ, công chức làm công tác thi hành án dân sự, thì trong cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự còn có chức danh Thẩm tra viên thi hành án dân sự, cũng là một chức danh tư pháp, có chức năng thẩm tra các hồ sơ thi hành án. Do đó, nếu không mở rộng đối tượng giám sát thuộc diện khiếu nại của người được thi hành án, người phải thi hành án và người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án, thì hiệu quả giám sát của chủ thể này đối với thi hành án dân sự sẽ bị hạn chế.
Để đảm bảo nâng cao hiệu quả giám sát thi hành án dân sự, thì đổi mới nội dung giám sát cũng phải được đặt ra. Căn cứ vào các phân tích đã nêu trên, có thể thấy cần phải đổi mới một số vấn đề liên quan đến nội dung giám sát thi hành án dân sự như:
Một là, quy định rõ các quyền, nghĩa vụ của chủ thể giám sát thi hành án dân sự, đối tượng giám sát thi hành án dân sự trong các văn bản pháp luật thi hành án dân sự
Hiện tại, quyền và nghĩa vụ của chủ thể giám sát thi hành án dân sự, đối tượng thi hành án dân sự chủ yếu dựa trên cơ sở các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể giám sát và đối tượng giám sát thi hành án dân sự, nên khi tiến hành giám sát thi hành án dân sự một lĩnh vực giám sát rất cụ thể trong hoạt động của bộ máy nhà nước, các chủ thể giám sát và đối tượng giám sát thi hành án dân sự gặp rất nhiều lúng túng trong việc tiến hành giám sát. Các chủ thể giám sát thi hành án dân sự không xác định được quyền, nghĩa vụ của mình đến đâu, được giám sát đối với những hoạt động nào của đối tượng giám sát thi hành án dân sự, phạm vi giám sát bao gồm những nội dung gì...và đối tượng giám sát thi hành án dân sự cũng không rõ mình phải thực hiện công việc gì khi nhận được những kiến nghị, yêu cầu của chủ thể giám sát. Do đó, để nâng cao hiệu quả giám sát thi hành án dân sự cần phải quy định rõ ràng quyền, nghĩa vụ của các chủ thể giám sát thi hành án dân sự, đối tượng giám sát thi hành án dân sự.
Hai là, xây dựng cơ chế nhằm thu hút sự giám sát của nhân dân đối với thi hành án dân sự
Theo quy định của Pháp lệnh Thi hành án dân sự, thì việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Thi hành án dân sự, còn tố cáo và giải quyết tố cáo thi hành án dân sự lại được thực hiện trên cơ sở các quy định của Luật Khiếu nại tố cáo. Do việc thực hiện giám sát thi hành án dân sự được tuân theo nhiều văn bản pháp luật khác nhau đã gây khó khăn cho việc tiến hành hoạt động giám sát của nhân dân.
Mặt khác, hiện tại tố cáo chỉ được thực hiện trên có sở các hành vi vi phạm pháp luật tới mức có gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của công dân, nên đã làm hạn chế tính tích cực của hoạt động giám sát của nhân dân do việc tố cáo chỉ được thực hiện sau khi đã xảy ra vi phạm pháp luật tới mức gây thiệt hại cho Nhà nước và của
công dân. Đồng thời, khi tố cáo, người dân phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những nội dung tố cáo, nên nếu xảy ra trường hợp tố cáo sai thì họ phải gánh chị hậu quả xấu. Nhưng tố cáo đúng thì hiện tại cũng chưa có cơ chế để thưởng cho những người tố cáo, điều này dẫn đến hậu quả là nhân dân ngại không tham gia vào giám sát thi hành án dân sự.
Do đó, cần phải xây dựng cơ chế xác định đảm bảo được tính tích cực ủa hoạt động giám sát thi hành án dân sự của nhân dân và xác định rõ ràng trách nhiệm và quyền lợi của nhân dân trong giám sát thi hành án dân sự.
Thứ tư, về hình thức, phương pháp giám sát
Giám sát như thế nào, giám sát bằng cách nào cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giám sát thi hành án dân sự. Trong giám sát thi hành án dân sự, nếu như có hình thức, phương pháp giám sát phù hợp sẽ nâng cao được hiệu quả thi hành án dân sự, ngược lại, hình thức và phương pháp giám sát thi hành án dân sự không phù hợp sẽ làm cho hiệu quả giám sát thi hành án dân sự không cao. Để bảo đảm giám sát thi hành án dân sự, về mặt hình thức và phương pháp thi hành án dân sự cần phải:
Kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai hình thức giám sát trực tiếp và giám sát gián tiếp
Như đã trình bày, về mặt lý luận cũng như thực tiễn, hiện tại có hai hình thức giám sát cơ bản đó là hình thức giám sát trực tiếp và hình thức giám sát gián tiếp. Hai hình thức giám sát này được hầu hết các chủ thể giám sát thi hành án sử dụng, thậm chí có chủ thể giám sát sử dụng cùng lúc cả hai hình thức trong quá trình giám sát thi hành án dân sự. Hai hình thức giám sát này xét ở giác độ này hay giác độ khác đều có những ưu điểm, nhược