- Tòa án nhân dân
2.3.2.2. Giám sát thi hành án dân sự chưa bao trùm lên tất cả các đối tượng giám sát
và trong chỉ đạo phối hợp thực hiện việc thi hành các bản án, quyết định của Tòa án. Do đó, ngày 11/9/2001 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 20/2001/CT-TTg về "Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự". Sau khi có chỉ thị này, công tác thi hành án dân sự đã có bước chuyển biến mới cả về nhận thức và hành động. Đến nay, cả nước đã có 64 Ban chỉ đạo thi hành án cấp tỉnh, trên 500 Ban chỉ đạo thi hành án cấp huyện do Chủ tịch hoặc phó Chủ tịch ủy ban nhân dân làm Trưởng ban. Nhiều nơi cấp ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân địa phương (tỉnh, huyện) đã ban hành nghị quyết, chỉ thị về các biện pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự, giao trách nhiệm cụ thể cho các ngành các cấp trong việc tổ chức thi hành án. Nhờ đó, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với công tác thi hành án trong phạm vi từng địa phương đã sâu sát kịp thời hơn, đạt hiệu quả cao hơn, nhất là đối với các vụ việc có tính chất phức tạp, có ảnh hưởng lớn đến tình hình chính trị, trật tự - trị an ở địa phương. Nhiều địa phương đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong quá trình triển khai thi hành án, đặc biệt trong việc thực hiện chủ trương chuyển giao số án có giá trị dưới 500.000 đồng cho ủy ban nhân dân cấp xã đôn đốc thi hành [4].
2.3.2. Hạn chế
2.3.2.1. Chủ thể giám sát tiến hành giám sát thi hành án dân sự chưa được thường xuyên, đồng đều thường xuyên, đồng đều
Thi hành án dân sự là hoạt động khó khăn và phức tạp, đụng chạm nhiều đến vật chất, lại được tiến hành trong điều kiện các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự còn nhiều bất cập, nên dễ xảy ra vi phạm pháp luật. Do đó, đòi hỏi các chủ thể giám sát thi hành án dân sự phải thường xuyên giám sát thi hành án dân sự và việc giám sát phải được tiến hành một cách đồng đều. Tuy nhiên, qua kết quả hoạt động giám sát cho thấy, hoạt động của một số chủ thể giám sát chưa được thường xuyên, nhất là giám sát của nhân dân, giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã hội đối với thi hành án dân sự (xem bảng 2.1).
2.3.2.2. Giám sát thi hành án dân sự chưa bao trùm lên tất cả các đối tượng giám sát sát
Về lý luận, cũng như thực tiễn, có rất nhiều đối tượng giám sát thi hành án dân sự. ở mức độ nào đó, thì hoạt động của mỗi đối tượng này đều có tác động đến thi hành án dân sự. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, các chủ thể giám sát thi hành án dân sự chỉ tập trung vào giám sát hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự mà chưa giám sát đối với hoạt động của tất cả các đối tượng giám sát thi hành án dân sự.
Do có những hạn chế trên, nên giám sát thi hành án dân sự trong thời gian vừa qua vẫn chưa thực sự phát huy hết hiệu quả trong việc góp phần giải quyết các tồn tại trong công tác thi hành án dân sự. Cụ thể:
Một là, chưa góp phần thúc đẩy được việc giải quyết triệt để tình trạng án tồn đọng Mặc dù cơ chế quản lý thi hành án dân sự đã dần từng bước được thay đổi, hoạt động giám sát thi hành án dân sự của các chủ thể giám sát thi hành án dân sự không ngừng được tăng cường cả về số lượng các cuộc giám sát, tần xuất giám sát và chất lượng giám sát, nhưng kết quả, hiệu quả thi hành án dân sự vẫn chưa thực sự được như mong muốn. Số lượng các vụ việc tồn đọng chưa được thi hành vẫn còn nhiều so với tổng số án phải thi hành. Cụ thể:
Bảng 2.4: Tình trạng việc thi hành án dân sự còn tồn đọng (Báo cáo thống kê thi hành án dân sự hàng năm của Bộ Tư pháp)
(Số liệu năm 2005 được lấy đến ngày 31/8)
Năm Số án phải thi hành Số tồn đọng
1995 220.719 120.865 1996 253.918 136.210 1996 253.918 136.210 1997 302.646 174.884 1998 362.473 201.230 1999 405.082 238.641 2000 426.667 258.987 2001 441.756 275.084
2002 465.608 299.845 2003 546.346 356.804 2004 537.405 323.773 2005 533.317 356.301 Cộng 4.495.937 2.742.624
Hai là, tình trạng vi phạm pháp luật vẫn còn, khiếu nại tố cáo bức xúc chưa được giải quyết triệt để
Thực trạng khiếu nại, tố cáo liên quan đến thi hành án dân sự hiện đang là một trong những vấn đề nổi cộm trong công tác thi hành án. Việc khiếu nại, tố cáo của công dân trong lĩnh vực thi hành án dân sự có xu hướng gia tăng, nhất là ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số đô thị lớn. Nhiều trường hợp không được giải quyết dứt điểm đã trở thành khiếu kiện gay gắt, bức xúc. Số lượng công dân trực tiếp đến hoặc gửi đơn thư khiếu nại, tố cáo về thi hành án tới Bộ Tư pháp cũng như các cơ quan đảng và nhà nước ngày càng tăng. Hơn mười hai năm qua, Bộ Tư pháp đã tiếp nhận, xử lý và giải quyết gần 15 nghìn đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến thi hành án dân sự. Nội dung khiếu nại, tố cáo thường đan xen nhau, chủ yếu về việc áp dụng trình tự, thủ tục thi hành án, như chậm ra quyết định thi hành án, kê biên không đúng đối tượng, định giá tài sản thấp, cưỡng chế thi hành án không đúng quy định, chấp hành viên có tiêu cực, cố tình kéo dài vụ án; tranh chấp tài sản thi hành án; khiếu nại về nội dung xét xử của tòa án các cấp và về các nội dung khác (sự can thiệp, cản trở của các cơ quan chức năng trong quá trình thi hành án)... Đặc biệt là tình trạng đơn, thư khiếu nại vượt cấp trong thi hành án dân sự chiếm tỷ lệ tương đối lớn. Trong tổng số gần 15 nghìn đơn thư do Bộ Tư pháp tiếp nhận và giải quyết chỉ có khoảng 35,8% đơn thư thuộc thẩm quyền. Điều này cho thấy việc giám sát giải quyết khiếu nại của các chủ thể giám sát chưa được quan tâm đúng mức, nên không giải quyết được dứt điểm các khiếu nại của đương sự ngay từ cơ sở.