- Tòa án nhân dân
2.4.2.1. Một số giải pháp chung
Thứ nhất, nâng cao nhận thức của các cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể và nhân dân đối với giám sát thi hành án dân sự
Để nâng cao hiệu quả công tác giám sát thi hành án dân sự, điều đầu tiên đặt ra là thái độ của Nhà nước, của xã hội và đặc biệt là của các chủ thể giám sát thi hành án dân sự đối với giám sát thi hành án dân sự như thế nào. Nếu như các cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể và nhân dân có thái độ đúng đắn đối với thi hành án dân sự, đối với giám sát thi hành án dân sự, thì họ sẽ quan tâm đến giám sát thi hành án dân sự. Nhờ có sự quan tâm này, thì họ tích cực tham gia vào hoạt động giám sát thi hành án dân sự. Để có thể nâng cao được nhận thức của các cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể và nhân dân đối với giám sát thi hành án dân sự cần phải:
Một là, làm chuyển biến nhận thức của các cấp ủy Đảng và chính quyền về công tác thi hành án dân sự
Thi hành án dân sự là hoạt động mang tính thực tiễn cao, có thể nói hầu hết các hoạt động thi hành án dân sự đều được triển khai trong thực tiễn và gắn bó chặt chẽ với cơ sở. Đồng thời, do thi hành án dân sự liên quan trực tiếp đến tài sản của đương sự, có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người phải thi hành án và gia đình, nên thi hành án dân sự có liên quan đến nhiều cơ quan nhà nước khác nhau như Tòa án, Viện Kiểm sát, cơ quan Thuế, Tài chính, Nhà đất, Công an... và có tác động lớn đến tình hình an ninh chính trị của từng địa phương. Do đó, trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự cơ quan thi hành án dân sự cần phải có sự chỉ đạo phối hợp của các cấp ủy đảng và chính quyền, nên nếu như cấp ủy và chính quyền địa phương không coi thi hành án dân sự là việc chung và có trách nhiệm với công tác thi hành án dân sự, thì việc giám sát thi hành án cũng sẽ bị buông lỏng.
Hai là, tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật về thi hành án dân sự
Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật một mặt làm nâng cao nhận thức về pháp luật thi hành án cho nhân dân và những đối tượng trực tiếp liên quan đến việc thi hành án dân sự, giúp người được thi hành án, người phải thi hành án và những người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến thi hành án dân sự nâng cao khả năng tự bảo vệ mình, mặt khác tuyên truyền giáo dục phổ biến pháp luật về thi hành án dân sự giúp nhân dân và những người có liên quan trực tiếp đến việc thi hành án nắm rõ được các quyền, nghĩa vụ của mình và của các đối tượng giám sát thi hành án dân sự cũng như pháp luật về thi hành án dân sự, từ đó làm cơ sở để họ có thể tham gia giám sát thi hành án dân sự.
Thứ hai, xây dựng và sửa đổi bổ sung kịp thời các văn bản pháp luật về thi hành án dân sự, về giám sát thi hành án dân sự làm cơ sở và hành lang pháp lý cho giám sát thi hành án dân sự
Một trong những nội dung quan trọng của giám sát thi hành án dân sự đó là theo dõi, kiểm tra tính hợp pháp của các hành vi của các đối tượng giám sát thi hành án dân sự. Do đó, để xác định được hành vi của các đối tượng giám sát có hợp pháp hay không thì cần thiết phải có một hệ thống pháp luật thi hành án dân sự đầy đủ làm cơ sở cho hoạt động giám sát. Các chủ thể giám sát sẽ căn cứ vào các quy định hiện hành của pháp luật về thi
hành án dân sự để kiểm tra tính hợp pháp của các tác nghiệp của thủ trưởng, chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự, của kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân và các đối tượng khác có liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự như các cơ quan, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội...
Thời gian vừa qua, Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 được ban hành đã khắc phục được một số bất cập của Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1993 như các quy định về miễn, giảm thi hành án, các quy định về chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án, các quy định về giải quyết khiếu nại và các quy định liên quan đến kiểm sát thi hành án dân sự. Tuy nhiên xét một cách tổng thể, thì Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 cũng vẫn chưa giải quyết được một cách cơ bản những vấn đề đặt ra trong tình hình mới.
Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật về dân sự, kinh tế, lao động không đồng bộ và chưa trở thành công cụ hữu hiệu trong quản lý kinh tế - xã hội. Vấn đề đăng ký quyền sở hữu tài sản chưa được quy định đầy đủ, chưa trở thành tập quán phổ biến, thành yêu cầu bắt buộc trong giao lưu dân sự. Việc đăng ký giao dịch bảo đảm (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) chậm được triển khai. Mặt khác, trong thời gian dài chúng ta chưa có cơ chế hữu hiệu để kiểm soát tình trạng vốn, tài sản, thu nhập của doanh nghiệp, cá nhân có đăng ký kinh doanh. Chế độ kế toán, thống kê trong thời gian dài không được chấp hành nghiêm chỉnh, trong khi lại chưa có cơ chế kiểm soát, giám sát hữu hiệu, chưa thực hiện được chức năng giám sát hoạt động của các loại hình doanh nghiệp thông qua hệ thống tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, chưa có quy định bắt buộc giao dịch thông qua hệ thống tài khoản, hạn chế sử dụng tiền mặt v.v... Những bất cập này đã tạo kẽ hở lớn trong việc bảo đảm thi hành án, khó thu hồi tài sản để trả cho người được thi hành án.
Do đó, để bảo đảm giám sát thi hành án dân sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự để làm chuẩn mực, thước đo cho hoạt động giám sát thi hành án dân sự.
Nếu như pháp luật về thi hành án dân sự là thước đo, là chuẩn mực, để các chủ thể giám sát thi hành án dân sự dựa vào đó đánh giá hành vi của thủ trưởng, chấp hành viên, cán bộ, công chức thi hành án dân sự nói riêng và các đối tượng giám sát thi hành án dân sự nói chung là hợp pháp hay không hợp pháp, thì các quy định về giám sát, giám sát thi hành án
dân sự là công cụ, phương tiện để các chủ thể giám sát tiến hành các hoạt động giám sát. Hay nói một cách khác, các quy định về giám sát, giám sát thi hành án dân sự sẽ quy định về thẩm quyền giám sát, thủ tục tiến hành giám sát, quyền, nghĩa vụ của chủ thể giám sát, đối tượng giám sát mà trên cơ sở các quy định đó, chủ thể giám sát thi hành án dân sự tiến hành giám sát hoạt động của đối tượng giám thi hành án dân sự.
Cho đến thời điểm này, có thể nói các quy định về giám sát ở nước ta vừa thiếu, vừa rời rạc, thiếu tính hệ thống và chưa có một văn bản pháp luật riêng quy định về giám sát, ngoại trừ Luật hoạt động giám sát của Quốc hội mới được ban hành gần đây nhưng cũng chỉ quy định về hoạt động giám sát của duy nhất một chủ thể giám sát đó là Quốc hội. Hầu hết các quy định về giám sát được quy định rải rác trong các văn bản pháp luật có quy định về tổ chức và hoạt động của các chủ thể giám sát như: Hiến pháp, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam... Riêng về giám sát thi hành án dân sự cho đến này chưa có một văn bản pháp luật nào quy định về giám sát thi hành án dân sự một cách toàn diện, đầy đủ, mà chủ yếu việc giám sát được tiến hành trên cơ sở các văn bản quy định về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể giám sát thi hành án dân sự. Ví dụ, các quy định về kiểm sát thi hành án dân sự được quy định trong Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Pháp lệnh Thi hành án dân sự hoặc giám sát của Mặt trận Tổ quốc được quy định trong Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội, Luật Tổ chức Mặt trận, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân hoặc giám sát của nhân dân được quy định trong Luật Khiếu nại, tố cáo, Pháp lệnh Thi hành án dân sự... Chính sự rời rạc, thiếu hệ thống và các quy định còn mang tính chung chung, không đi vào từng lĩnh vực cụ thể này đã dẫn đến hoạt động giám sát thi hành án dân sự kém hiệu quả. Do đó, cần phải có các quy định cụ thể của pháp luật về giám sát thi hành án dân sự.
Để thực hiện việc giám sát thi hành án dân sự, pháp luật đã trao cho các chủ thể giám sát thi hành án dân sự những quyền năng nhất định. Trên cơ sở các quyền năng đó, các chủ thể tiến hành theo dõi, kiểm tra hoạt động của các đối tượng giám sát. Trong quá trình tiến hành giám sát thi hành án dân sự, trong trường hợp cần thiết, các chủ thể giám sát có thể dùng quyền năng của mình để tác động vào quá trình thi hành án và trong nhiều trong nhiều trường hợp sự tác động đó làm ảnh hưởng đến quá trình thi hành án dân sự, thậm chí có những trường hợp còn gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được thi hành
án, người phải thi hành án và của người có quyền, nghĩa vụ liên quan. Ví dụ, việc tạm đình chỉ của người có thẩm quyền kháng nghị có thể làm kéo dài thời gian thi hành án, hoặc việc Tòa án không giải thích cho đương sự về quyền làm đơn yêu cầu thi hành án hoặc không chuyển giao quyết định khẩn cấp tạm thời cho cơ quan thi hành án dân sự để tổ chức thi hành án.
Do đó, để nâng cao trách nhiệm của các chủ thể giám sát thi hành án dân sự khi tiến hành giám sát và ngăn chặn sự lạm quyền trong giám sát thi hành án dân sự, cần thiết phải có các quy định cụ thể về trách nhiệm của chủ thể giám sát khi gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền, nghĩa vụ liên quan.
Thứ ba, công khai trình tự, thủ tục thi hành án dân sự
Như trên đã trình bày, trong quá trình giám sát thi hành án dân sự, các chủ thể giám sát thi hành án dân sự sẽ kiểm tra, theo dõi và đôn đốc, cũng như tác động, điều chỉnh các hành vi vi phạm pháp luật của thủ trưởng, chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự và các đối tượng giám sát thi hành án dân sự khác. Để làm được điều này, các chủ thể giám sát thi hành án dân sự cần phải được biết về các hoạt động thực tiễn của các đối tượng giám sát thi hành án dân sự, mà trọng tâm là hoạt động của thủ trưởng và chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự, tức các chủ thể giám sát cần được biết các đối tượng giám sát thi hành án dân sự được quyền làm gì, không được làm gì; có nghĩa vụ thực hiện công việc gì hay không được thực hiện hành vi nào và làm công việc đó như thế nào. Muốn vậy, ngoài việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án dân sự, về giám sát thi hành án dân sự, thì đòi hỏi phải công khai hóa, minh bạch hóa các hoạt động của các đối tượng giám sát thi hành án dân sự.
Mặt khác, việc công khai hóa, minh bạch hóa các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, quy trình, thủ tục thi hành án dân sự còn giúp cho người được thi hành án, người phải thi hành án và những người có liên quan dễ ràng thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình. Đồng thời, nó còn có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật của thủ trưởng, chấp hành viên và các cán bộ, công chức làm công tác thi hành án dân sự và những người có liên quan đến thi hành án dân sự.
Mặc dù, việc công khai hóa, minh bạch hóa các hoạt động thi hành án dân sự có ý nghĩa lớn như vậy đối với thi hành án dân sự, giám sát thi hành án dân sự, nhưng công khai những hoạt động nào, của đối tượng giám sát thi hành án dân sự nào thì lại phải được tính toán một cách kỹ lưỡng. Để xác định được điều này, cần dựa vào các căn cứ sau:
Một là, căn cứ vào hoạt động của đối tượng giám sát thi hành án dân sự
Như đã trình bày, đối tượng chịu sự giám sát của chủ thể thi hành án dân sự rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, không phải bất cứ hoạt động nào của đối tượng giám sát thi hành án dân sự cũng phải chịu sự giám sát của chủ thể giám sát thi hành án dân sự. Ví dụ, hoạt động liên quan đến công tác tổ chức hay hoạt động liên quan đến quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân sẽ không chịu sự giám sát của chủ thể giám sát thi hành án dân sự, mà chỉ có các hoạt động như yêu cầu hoãn thi hành án dân sự, tạm đình chỉ thi hành án dân sự hay các hoạt động liên quan đến chuyển giao bản án, quyết định; chuyển giao tang vật, tài sản liên quan đến việc thi hành án...mới chịu sự giám sát của chủ thể giám sát thi hành án dân sự. Thậm chí ngay hoạt động của thủ trưởng, chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự - đối tượng giám sát thi hành án dân sự chủ yếu, thì không phải là hoạt động nào của họ cũng bị giám sát. Do đó, khi xem xét những hoạt động cần minh bạch hóa, công khai hóa trong thi hành án dân sự trước hết phải căn cứ vào mức độ quan hệ của các hoạt động đó đối với việc tổ chức thi hành bản án, quyết định có hiệu lực thi hành của Tòa án nhân dân hoặc của hành Trọng tài Thương mại.
Hai là, mức độ ảnh hưởng của các hoạt động đó đến việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án, người phải thi hành án và những người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến thi hành án dân sự
Trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự, thủ trưởng, chấp hành viên cơ quan thi hành án và các đối tượng của giám sát thi hành án dân sự có rất nhiều các hoạt động, cũng như các quy định của pháp luật liên quan đến thi hành án. Tuy nhiên, lựa chọn những hành vi nào, những quy định pháp luật nào cần phải công khai hóa, minh bạch hóa. Nếu như công khai hóa, minh bạch hóa không có sự lựa chọn, thì sẽ gây nhiễu cho các chủ thể giám sát dân sự khi tiến hành giám sát. Do đó, phải lựa chọn những quy định, những hành vi có mức độ ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án, người
phải thi hành án và những người có quyền, nghĩa vụ liên quan. Thực tiễn cho thấy để nâng cao hoạt động giám sát thi hành án dân sự, cần công khai một số hoạt động sau:
Nhóm các quy định liên quan đến thủ tục hành chính trong thi hành án dân sự; Nhóm các hoạt động liên quan đến trình tự, thủ tục tiến hành tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án và quyết định của Trọng tài Thương mại về dân sự;