Giám sát của Viện kiểm sát nhân dân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay docx (Trang 54 - 57)

- Tòa án nhân dân

2.1.5.Giám sát của Viện kiểm sát nhân dân

Theo quy tại Điều 1 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, thì Viện Kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở địa phương mình. Trong kiểm sát thi hành án dân sự, Điều 3, Điều 23 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Điều 10 Pháp lệnh Thi hành án dân sự quy định Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật của đương sự, cơ quan thi hành án, chấp hành viên, cơ quan nhà nước khác, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và cá nhân có liên quan đến việc thi hành án, nhằm bảo đảm việc thi hành án kịp thời, đầy đủ, đúng pháp luật.

Khi thực hiện chức năng kiểm sát thi hành án dân sự, Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền kháng nghị đối với các quyết định của thủ trưởng cơ quan thi hành án, chấp hành viên cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân [43].

Khi nhận được kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân, thủ trưởng cơ quan thi hành án có trách nhiệm trả lời kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân đối với quyết định về thi hành án của mình hoặc của chấp hành viên thuộc cơ quan thi hành án của mình trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được kháng nghị.

Trong trường hợp thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp huyện không nhất trí với kháng nghị của Viện kiểm sát thì phải báo cáo với thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp tỉnh và Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp tỉnh phải xem xét, trả lời trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo. Văn bản trả lời của thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp tỉnh có hiệu lực thi hành.

Trong trường hợp thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp tỉnh không nhất trí với kháng nghị của Viện kiểm sát thì phải báo cáo với thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp và Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp xem xét và trả lời trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày

nhận được báo cáo. Văn bản trả lời của thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp có hiệu lực thi hành.

Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, trong đó có hoạt động kiểm sát thi hành án, Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức theo một hệ thống dọc, thống nhất từ Trung ương đến địa phương. ở Trung ương có Viện kiểm sát nhân dân tối cao, ở địa phương có Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Viện kiểm sát nhân dân quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh. Các viện kiểm sát nhân dân địa phương thực hiện việc kiểm sát thi hành án dân sự đối với các cơ quan thi hành án dân sự địa phương. Để thực hiện nhiệm vụ kiểm sát hoạt động thi hành án dân sự, Viện kiểm sát nhân dân thành lập nên các cơ quan trực thuộc Viện kiểm sát để tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Viện kiểm sát nhân dân tối cao thành lập Vụ kiểm sát thi hành án dân sự, ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các Phòng kiểm sát thi hành án, thực hiện cả việc kiểm sát thi hành án hình sự. Riêng cấp huyện không có phòng chuyên môn để kiểm sát hoạt động thi hành án dân sự. Việc tổ chức như trên, trong thời gian qua đã giúp Viện kiểm sát nhân dân hoàn thành tương đối tốt nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, qua hoạt động thực tiễn, cũng như sự phát triển của hệ thống pháp luật, cũng như việc mở rộng thẩm quyền xét xử cho Tòa án nhân dân cấp huyện, thì việc tổ chức các cơ quan chuyên trách thuộc Viện kiểm sát như đã nêu trên để kiểm sát hoạt động thi hành án dân sự không còn phù hợp.

Thứ nhất, ở Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh chỉ tổ chức một phòng chức năng thực hiện cả việc kiểm sát hoạt động thi hành án hình sự và hoạt động thi hành án dân sự là chưa thực sự phù hợp, không tạo điều kiện để thực hiện việc chuyên môn hóa và hiện đại hóa công tác kiểm sát thi hành án dân sự;

Thứ hai, Viện kiểm sát thi hành án cấp huyện chưa có một Phòng chuyên trách thực hiện việc kiểm sát hoạt động thi hành án, mà chủ yếu chỉ giao cho một kiểm sát viên phụ trách việc kiểm sát thi hành án dân sự là chưa ngang tầm nhiệm vụ. Có thể nói, trong nhiều vụ việc cụ thể, tham gia kiểm sát trực tiếp của kiểm sát viên còn rất hạn chế. Hơn nữa, do không có đơn vị chuyên trách thực hiện nhiệm vụ kiểm sát thi hành án, mà chỉ có phân công kiểm sát viên phụ trách, nên chưa nâng cao được tinh thần trách nhiệm của kiểm sát viên và chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của Viện kiểm sát đến kiểm sát thi hành án dân sự,

nên kiểm sát viên kiểm sát thi hành án dân sự thường xuyên bị thay đổi, làm cho việc kiểm sát thi hành án dân sự gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay docx (Trang 54 - 57)