Giám sát thi hành án dân sự của Chính phủ, ủy ban nhân dân và cơ quan quản lý nhà nước về thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay docx (Trang 52 - 53)

- Tòa án nhân dân

2.1.3. Giám sát thi hành án dân sự của Chính phủ, ủy ban nhân dân và cơ quan quản lý nhà nước về thi hành án dân sự

quản lý nhà nước về thi hành án dân sự

Theo quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ, thì Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, là cơ quan hành chính cao nhất của Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ quản lý thống nhất việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ Trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đảm bảo ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Cơ cấu của Chính phủ có các Bộ và cơ quan ngang bộ để giúp Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của Chính phủ.

Trong lĩnh vực hành chính tư pháp, Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành án dân sự trong phạm vi cả nước, Bộ Tư pháp giúp Chính phủ quản lý công tác thi hành án dân sự trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình.

Theo quy định của Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004, thì Bộ Tư pháp hướng dẫn nghiệp vụ, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra, xử lý sai phạm trong công tác thi hành án dân

sự; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự; Thực hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với chấp hành viên, công chức làm công tác thi hành án dân sự;

Có thể nói hoạt động giám sát của Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan quản lý thi hành án dân sự là hoạt động có hiệu quả nhất trong thời gian vừa qua. Nhất là giám sát của các cơ quan quản lý trực tiếp về mặt nghiệp vụ thi hành án dân sự. Do đó, trong thời gian vừa qua mà các hoạt động thi hành án dân sự đã đi vào nền nếp, các vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự được phát hiện và xử lý kịp thời đã nâng cao uy tín của cơ quan thi hành án dân sự nói riêng và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung, góp phần đảm bảo và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, thì vẫn còn một số hạn chế, chưa đạt được những kết quả như mong muốn. Điều này xuất phát từ việc vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các chủ thể này, đặc biệt là của cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự chưa rõ ràng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay docx (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)