- Tòa án nhân dân
2.4.1.5. Bảo đảm giám sát thi hành án dân sự phải phát huy được tổng hợp sức mạnh của toàn xã hộ
mạnh của toàn xã hội
Thi hành án dựa trên cơ sở các bản án, quyết định của Tòa án hoặc Trọng tài thương mại. Chính vì vậy, thi hành án chỉ được tiến hành sau khi đã kết thúc quá trình tố tụng của Tòa án và quá trình giải quyết tranh chấp của Trọng tài Thương mại trước đó. Do đó, ngay trong quá trình tố tụng và giải quyết tranh chấp, nếu như đương sự nhận thấy sự bất lợi nghiêng về phía mình, họ đã tìm mọi cách để tẩu tán tài sản trước khi bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của Trọng tài Thương mại được tuyên và có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, nếu như các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử thực hiện đầy đủ các biện pháp ngăn chặn như kê biên, phong tỏa, tạm giữ tài sản của người phạm tội, ngăn ngừa việc tẩu tán tài sản, thì việc thi hành án sẽ thuận lợi.
Trong quá trình tổ chức thi hành án, theo quy định của pháp luật, thì người có thẩm quyền kháng nghị có quyền hoãn, tạm đình chỉ thi hành án để xem xét việc kháng nghị hoặc xem xét lại bản án, quyết định theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm. Ngược lại, cơ quan thi hành án cũng có quyền đề nghị Tòa án xem xét lại bản án, quyết định nếu thấy có căn cứ cho rằng bản án xét xử không khách quan hoặc có vi phạm pháp luật trong quá trình tiến hành tố tụng hoặc yêu cầu Tòa án giải thích những điểm chưa rõ trong bản án, quyết định của Tòa án. Nếu tất cả những công việc này không được Tòa án thực hiện một cách nghiêm túc và có trách nhiệm, thì cũng làm chậm tiến độ, thậm chí gây khó khăn cho hoạt động thi hành án dân sự.
Để tổ chức thi hành dứt điểm các bản án khó, đối tượng có điều kiện thi hành án, nhưng cố tình chống đối, chây ỳ, cơ quan thi hành án đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết. Để đảm bảo cưỡng chế thành công, đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ, của các cơ quan hữu quan như Công an, kiểm sát, chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở địa phương; nhân dân địa phương, các cơ quan, tổ chức kinh tế có liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự để đảm bảo phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị vào việc thi hành án dân sự.
Do đó, bảo đảm giám sát thi hành án dân sự phải nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan hữu quan trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình; đảm bảo được sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thi hành án dân sự với các cơ quan hữu quan trong quá trình tổ chức thi hành bản án, quyết định có hiệu lực thi hành của Tòa án và của Trọng tài thương mại từ đó phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội vào thi hành án dân sự.