Đánh giá về kết quả, hạn chế và nguyên nhân 1 Kết quả giám sát

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay docx (Trang 69 - 74)

- Tòa án nhân dân

2.3. Đánh giá về kết quả, hạn chế và nguyên nhân 1 Kết quả giám sát

2.3.1. Kết quả giám sát

Trên cơ sở thực hiện các quyền, nghĩa vụ và sử dụng các hình thức, phương pháp giám sát đã nêu tại phần 2.2 nêu trên, trong thời gian qua các hoạt động giám sát đã đạt được một số kết quả đáng kể. Hoạt động giám sát của hầu hết các chủ thể giám sát thi hành án dân sự đã được tăng cường, nhất là hoạt động giám sát của Viện kiểm sát nhân dân, của các cơ quan quản lý thi hành án dân sự, giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và của người được thi hành án, người phải thi hành án và người có quyền, nghĩa vụ liên quan. Kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Kết quả giám sát thi hành án dân sự của các chủ thể giám sát từ năm 1995 đến ngày 31/8/2005

TT Tên chủ thể giám sát

Nội dung giám sát Số lượng lượt

giám sát theo dõi tính hợp pháp đối với hoạt động của đối tượng giám sát thi hành án

dân sự

Số lượng vụ việc đề nghị đối tượng giám

sát xem xét, điều chỉnh quyết định vi phạm pháp luật Số lượng vụ việc kiến nghị với cơ quan có

thẩm quyền xem xét các

hành vi vi phạm

1 Nhân dân 47 0 47 2 Quốc hội và Hội đồng

nhân dân các cấp

7.680 120 50

3 Chính phủ, ủy ban nhân dân và các cơ quan quản lý thi hành án dân sự

58.818 3.660 545

4 Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội

2.196 103 93

5 Viện kiểm sát nhân dân 4.495.937 28.800 905 6 Người được thi hành án,

người phải thi hành án và người có quyền, nghĩa vụ liên quan

30.432 29.512 24.000

Cộng 4.595.110 62.195 25.640

Kết quả này đã tích cực góp phần vào việc nâng cao kết quả, hiệu quả của công tác thi hành án dân sự. Có thể nói kết quả cuối cùng của giám sát thi hành án dân sự được biểu hiện qua kết quả của thi hành án dân sự. Cụ thể:

Một là, giám sát thi hành án dân sự góp phần nâng cao kết quả công tác thi hành án dân sự.

Sau gần 20 năm đổi mới, cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, cùng với sự đa dạng của các quan hệ kinh tế, dân sự, hành chính, lao động nhiều chủ thể quan hệ pháp luật mới đã xuất hiện; các tranh chấp dân sự, kinh tế vì thế mà cũng trở nên nhiều hơn, phức tạp hơn và đang dạng hơn, nhiệm vụ giao cho các cơ quan thi hành án dân sự cũng không ngừng được mở rộng, không chỉ giới hạn trong phạm vi quy định tại Pháp lệnh Thi hành án dân sự 1993, khối lượng công việc do cơ quan thi hành án đảm nhận tăng lên rất nhiều. So với năm 1994 là năm đầu tiên nhận bàn giao công tác thi hành án, tổng số vụ việc phải thi hành khoảng 162.000.000 nghìn vụ việc với số tiền phải thu trên 700 tỷ đồng, thì những năm sau số lượng các vụ việc cơ quan thi hành hành án dân sự phải tổ chức thi hành tăng lên gấp nhiều lần. Riêng 9 tháng đầu năm 2005 tổng số việc cơ quan thi hành án dân sự phải tổ chức thi hành là 466.436 việc với tổng số tiền phải thu là 17.225.943.926.000 đồng.

Mặc dù khối lượng công việc không ngừng tăng lên sau mỗi năm, nhưng cùng với sự cố gắng, nỗ lực của cán bộ, công chức ngành thi hành án, dưới sự thanh tra, kiểm tra giám sát chặt chẽ của các chủ thể giám sát thi hành án dân sự, kết quả thi hành án cũng không ngừng được nâng lên. Kết quả thi hành án năm sau đều cao hơn năm trước. Đặc biệt, nhiều vụ việc phức tạp, tồn đọng lâu năm đã được tổ chức thi hành dứt điểm, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân, từ đó củng cố và nâng cao uy tín của cơ quan thi hành án dân sự nói riêng và bộ máy nhà nước nói chung. Qua khảo sát thực tiễn cho thấy kết quả thi hành án 10 năm (1995 đến 2005) như sau:

Bảng 2.2: Kết quả thi hành án dân sự về việc

(Báo cáo thống kê hàng năm của Bộ Tư pháp về công tác thi hành án dân sự)

(số liệu năm 2005 được lấy đến ngày 31/8)

Năm Số án phải thi hành Số có điều kiện thi

hành

Số thi hành được

1995 220.719 177.559 99.854 1996 253.918 192.237 117.708 1996 253.918 192.237 117.708

1997 302.646 214.687 127.762 1998 362.473 262.734 161.243 1999 405.082 275.409 166.441 2000 426.667 282.524 167.680 2001 441.756 278.542 166.672 2002 465.608 288.607 165.673 2003 546.346 322.792 189.542 2004 537.405 335.833 213.632 2005 533.317 287.172 177.016 Cộng 4.495.937 2.918.096 1.753.223

Hai là, giám sát thi hành án dân sự góp phần hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự

Kể từ tháng 7/1993 khi cơ quan thi hành án được chuyển sang các cơ quan của Chính phủ, lúc này cơ cấu tổ chức của cơ quan thi hành án chưa hoàn thiện, đội ngũ cán bộ công chức thi hành án dân sự còn hạn chế về chất lượng, số lượng; năng lực làm việc còn nhiều hạn chế, bất cập, thậm chí một số lượng không nhỏ cán bộ công chức làm công tác thi hành án dân sự phẩm chất đạo đức, bản lĩnh nghề nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu. Do đó, đứng trước công việc mới, phức tạp lại trực tiếp liên quan đến quyền lợi vật chất của các bên đương sự, nên một số cán bộ, công chức thi hành án đã không làm chủ được mình, dẫn đến những hành vi vi phạm trong thi hành án dân sự. Những năm đầu khi mới chuyển giao công tác thi hành án dân sự sang Chính phủ quản lý, tình hình vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự tương đối cao. Tuy nhiên, trong những năm sau đó, đặc biệt kể từ năm 2004 trở đi, khi mà sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự được nâng lên một bước, nhiều nghị quyết của Đảng, văn bản pháp luật của nhà nước được ban hành, thì những khiếm khuyết, kẽ hở của pháp luật về thi hành án dân sự được hạn chế, sự giám sát đối với công tác thi hành án dân sự được tăng cường, thì tình hình vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự đã giảm xuống đáng kể, nhất là trong năm 2004 - 2005. Cụ thể:

Bảng 2.3. Tình hình vi phạm pháp luật của cán bộ, chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự bị xử lý từ năm 1995 đến nay

(thống kê của cục thi hành án dân sự)

(Số liệu năm 2005 được lấy đến ngày 31/5)

Năm Buộc thôi việc Các hình thức khác Tổng cộng

1995 9 16 25 1996 4 35 39 1997 10 39 49 1998 9 76 85 1999 12 41 53 2000 18 46 64 2001 2 39 41 2002 13 69 82 2003 11 52 63 2004 1 26 27 2005 3 14 17 Cộng 92 453 545

Ba là, giám sát thi hành án dân sự góp phần làm chuyển biến nhận thức của xã hội đối với công tác thi hành án dân sự

Một trong những kết quả quan trọng nhất trong công tác thi hành án dân sự 10 năm qua là đã tạo ra sự chuyển tích cực về nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành, đoàn thể và công dân về công tác thi hành án dân sự. Giám sát thi hành án dân sự có tác động trực tiếp đến nhận thức về vai trò của các cấp ủy đảng và nhân dân đối với thi hành án dân sự. Do đó, thi hành án dân sự đã được coi là một trong các nhiệm vụ chính trị quan trọng, được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm. Vai trò chỉ đạo tổ chức thi hành án của các cấp chính quyền địa phương ngày càng được tăng cường, bước đầu hình thành cơ chế

phối hợp giữa các cơ quan hữu quan ở địa phương trong công tác thi hành án. Đặc biệt, thông qua giám sát thi hành án dân sự, Chính phủ đã phát hiện ra những nhược điểm trong nhận thức và trong chỉ đạo phối hợp thực hiện việc thi hành các bản án, quyết định của Tòa án. Do đó, ngày 11/9/2001 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 20/2001/CT-TTg về "Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự". Sau khi có chỉ thị này, công tác thi hành án dân sự đã có bước chuyển biến mới cả về nhận thức và hành động. Đến nay, cả nước đã có 64 Ban chỉ đạo thi hành án cấp tỉnh, trên 500 Ban chỉ đạo thi hành án cấp huyện do Chủ tịch hoặc phó Chủ tịch ủy ban nhân dân làm Trưởng ban. Nhiều nơi cấp ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân địa phương (tỉnh, huyện) đã ban hành nghị quyết, chỉ thị về các biện pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự, giao trách nhiệm cụ thể cho các ngành các cấp trong việc tổ chức thi hành án. Nhờ đó, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với công tác thi hành án trong phạm vi từng địa phương đã sâu sát kịp thời hơn, đạt hiệu quả cao hơn, nhất là đối với các vụ việc có tính chất phức tạp, có ảnh hưởng lớn đến tình hình chính trị, trật tự - trị an ở địa phương. Nhiều địa phương đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong quá trình triển khai thi hành án, đặc biệt trong việc thực hiện chủ trương chuyển giao số án có giá trị dưới 500.000 đồng cho ủy ban nhân dân cấp xã đôn đốc thi hành [4].

2.3.2. Hạn chế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay docx (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)