Theo dõi, kiểm tra tính hợp pháp đối với hoạt động của đối tượng bị giám sát thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay docx (Trang 34 - 39)

- Tòa án nhân dân

1.2.5.1. Theo dõi, kiểm tra tính hợp pháp đối với hoạt động của đối tượng bị giám sát thi hành án dân sự

trên.

Ngoài ra, thì bản thân người được thi hành án, người phải thi hành án và những người có quyền, nghĩa vụ liên quan cũng có trách nhiệm phải thực hiện nghiêm chỉnh nội dung quyết định của bản án án, quyết định của Tòa án và quyết định thi hành án, các quyết định khác của cơ quan thi hành án và chấp hành viên để đảm bảo cho bản án được thi đúng pháp luật, đạt hiệu quả cao. Nếu xem xét về trách nhiệm của họ đối với thi hành án dân sự, thì họ cũng phải là đối tượng giám sát thi hành án dân sự. Tuy nhiên, với tư cách họ là những người có quyền, nghĩa vụ chịu sự tác động trực tiếp của hoạt động thi hành án dân sự và là đối tượng chính cần được bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp trong thi hành án dân sự, nên luận văn không xem xét họ với tư cách là đối tượng giám sát thi hành án dân sự.

1.2.5. Nội dung của giám sát thi hành án dân sự

Nội dung của giám sát thi hành án dân sự là tất cả những việc mà các chủ thể giám sát thi hành án dân sự, đối tượng giám sát thi hành án dân sự cần làm, được làm, không được phép làm và quan hệ giữa chủ thể giám sát thi hành án dân sự với đối tượng giám sát thi hành án dân sự. Nói cách khác, nội dung giám sát thi hành án dân sự chính là những quyền và nghĩa vụ pháp lý và mối quan hệ giữ chủ thể giám sát với đối tượng giám sát thi hành án dân sự.

Hoạt động giám sát thi hành án dân sự với sự tham gia của nhiều chủ thể giám sát khác nhau, có sự đan xen, "chuyển hóa" lẫn nhau giữa chủ thể và đối tượng, nên nội dung của hoạt động giám sát thi hành án dân sự rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, dựa vào chức năng, quyền hạn của các chủ thể giám sát thi hành án dân sự, đối tượng giám sát và mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ giữa chủ thể giám sát và đối tượng giám sát, thì hoạt động giám sát thi hành án dân sự bao gồm ba nội dung chủ yếu sau:

1.2.5.1. Theo dõi, kiểm tra tính hợp pháp đối với hoạt động của đối tượng bị giám sát thi hành án dân sự sát thi hành án dân sự

Trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự, các cơ quan thi hành án dân sự sử dụng các biện pháp khác nhau tác động đến người phải thi hành án và người có quyền, nghĩa vụ liên quan để tổ chức thi hành án. Chính vì vậy, hoạt động thi hành án dân sự tác động mạnh

đến quyền lợi về tài sản và nhân thân của người phải thi hành án, nhiều trường hợp thi hành án dân sự làm thay đổi hẳn cuộc sống của người phải thi hành án và gia đình họ. Do đó, hoạt động thi hành án dân sự phải tuân theo những trình tự, thủ tục rất chặt chẽ, từ khi nhận bản sao bản án, quyết định của Tòa án, đơn yêu cầu thi hành án; ra quyết định thi hành án đến khâu cuối cùng là kết thúc việc thi hành án. Toàn bộ quá trình tổ chức thi hành án dân sự, hoạt động của cơ quan thi hành án, chấp hành viên được biểu hiện ra ngoài thông qua các quyết định của thủ trưởng cơ quan thi hành án và chấp hành viên.

Mặt khác, mặc dù cơ quan thi hành án dân sự, mà trực tiếp là chấp hành viên - người được Nhà nước giao trách nhiệm tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án và của Trọng tài Thương mại có hiệu lực thi hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc tổ chức thi hành án dân sự. Tuy nhiên, như trên đã trình bày, hoạt động thi hành án dân sự có liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau, nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt do tính phức tạp của thi hành án dân sự mà trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án phải huy động tổng hợp sức mạnh của nhiều cơ quan trong hệ thống chính trị để đảm bảo cho việc thi hành án được thống nhất, thuận lợi và thông suốt. Việc huy động sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị vào thi hành án dân sự được dựa trên cơ sở của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án, chấp hành viên và bản thân các cơ quan, tổ chức, cá nhân đó. Trên cơ sở các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, các quy định pháp luật có liên quan và yêu cầu của chấp hành viên, các cơ quan, tổ chức và cá nhân hữu quan sẽ tham gia vào quá trình thi hành án dân sự bằng các hoạt động cụ thể. Các hoạt động này được biểu hiện thông qua các quyết định của những người đại diện có trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đó khi tham gia vào những vụ việc cụ thể. Do vậy, trong giám sát thi hành án dân sự, chủ thể giám sát thi hành án dân sự theo dõi, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của đối tượng giám sát thi hành án dân sự thông qua việc theo dõi, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của các quyết định của Thủ trưởng, chấp hành viên cơ quan thi hành án, kiểm sát viên và những đối tượng khác có liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự.

Theo quy định của Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành, thì trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự, trưởng cơ quan thi hành án dân sự thực hiện các hành vi và ban hành các quyết định sau:

- Quyết định thi hành án;

- Quyết định thu hồi quyết định thi hành án; - Quyết định ủy thác thi hành án;

- Quyết định hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án; - Quyết định tiếp tục thi hành án;

- Quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án;

- Quyết định bác đơn khôi phục thời hiệu thi hành án hoặc quyết định cho khôi phục thời hiệu thi hành án;

- Quyết định áp dụng xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự; - Quyết định tiêu hủy vật chứng tài sản;

- Quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản;

- Quyết định thành lập Hội đồng định giá tài sản, định giá lại tài sản;

- Quyết định công nhận việc người được thi hành án nhận quyền sử dụng đất đã kê biên để trừ vào tiền thi hành án;

- Quyết định thành lập Hội đồng kê biên quyền sử dụng đất - Quyết định kết thúc việc thi hành án;

- Quyết định giải quyết khiếu nại của đương sự về thi hành án dân sự.

Để làm căn cứ cho việc tổ chức thi hành án và tổ chức thi hành án, thủ trưởng cơ quan thi hành án cần phải ban hành hoặc không được ban hành các quyết định nêu trên khi không có căn cứ pháp lý. Ví dụ như phải ban hành quyết định thi hành án dân sự khi nhận được bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Trọng tài Thương mại (đối với trường hợp chủ động ra quyết định thi hành án), khi nhận được đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu thi hành án), không được

ban hành quyết định hoãn thi hành án dân sự khi không có căn cứ hoãn thi hành án dân sự... Đồng thời, khi ban hành các quyết định, trưởng thi hành án cần phải tuân thủ đúng các trình tự, thủ tục và yêu cầu về nội dung của mỗi loại quyết định.

Thứ hai, các quyết định và hành vi của chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự

Chấp hành viên là người chịu trách nhiệm trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án và quyết định của Trọng tài Thương mại. Để tổ chức thi hành án, chấp hành viên ra các quyết định và thực hiện những hành vi sau:

- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

- Quyết định thành lập Hội đồng định giá tài sản; - Quyết định giải tỏa việc phong tỏa, kê biên tài sản; - Quyết định cưỡng chế giao vật, tài sản;

- Quyết định cưỡng chế giao nhà;

- Quyết định cưỡng chế giao quyền sử dụng đất; - Quyết định cưỡng chế buộc phải làm công việc;

Các hành vi của chấp hành viên trong thi hành án dân sự bao gồm toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ của chấp hành viên trên cơ sở các quy định của Pháp lệnh Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành để tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án và quyết định của Trọng tài Thương mại. Trình tự, thủ tục, các điều kiện để tiến hành những hoạt động này được quy định chặt chẽ.

Thứ ba, các quyết định của Viện Kiểm sát nhân dân và kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân

Theo quy định tại Điều 64 Pháp lệnh Thi hành án dân sự, thì khi thực hiện chức năng kiểm sát đối với hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, Viện kiểm sát nhân dân ra quyết định kháng nghị đối với các quyết định của thủ trưởng cơ quan thi hành án và chấp hành viên. Để thực hiện chức năng kiểm sát đối với hoạt động thi hành án dân sự, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

Yêu cầu Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới, chấp hành viên, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan đến việc thi hành án ra quyết định thi hành án đúng quy định của pháp luật; tự kiểm tra việc thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và những bản án, quyết định được thi hành ngay theo quy định của pháp luật và thông báo kết quả kiểm tra cho Viện kiểm sát nhân dân; thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và những bản án, quyết định được thi hành ngay theo quy định của pháp luật; cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng có liên quan đến việc thi hành án; trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành án của cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới, chấp hành viên, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thi hành án; đề nghị miễn chấp hành hình phạt theo quy định của pháp luật; kháng nghị với Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới, chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm trong việc thi hành án; yêu cầu đình chỉ việc thi hành án, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc thi hành án, chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật trong việc thi hành án; nếu có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự; trong trường hợp do pháp luật quy định thì khởi tố về dân sự.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 26 và Điều 27 Pháp lệnh Thi hành án dân sự, thì Viện kiểm sát khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, còn có quyền yêu cầu hoãn thi hành án để xem xét việc kháng nghị và có quyền tạm đình chỉ thi hành án dân sự khi đã có kháng nghị đối với bản án, quyết định đó. Do đó, theo dõi, kiểm tra các yêu cầu hoãn, quyết định tạm đình chỉ thi hành án dân sự cũng là nội dung của giám sát thi hành án dân sự.

Thứ tư, các quyết định và hành vi của Tòa án nhân dân

Theo quy định tại Điều 18, Điều 19, Điều 26, Điều 27 Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 và Điều 14, Điều 15 Nghị định số 173/2004/NĐ-CP ngày 30/9/2004 của Chính phủ, thì trong quá trình thi hành án, Tòa án nhân dân có trách nhiệm chuyển giao bản án, quyết định cho cơ quan thi hành án và được quyền yêu cầu hoãn thi hành án, quyền tạm đình chỉ thi hành án; có trách nhiệm trả lời các kiến nghị, hay đề nghị giải thích bản án, quyết định của cơ quan thi hành án dân sự. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 32 Pháp lệnh Thi hành án dân sự, Tòa án còn có quyền xem xét việc miễn, giảm đối với khoản án phí tiền phạt. Do đó, nội dung giám sát đối với các quyết định của Tòa án bào gồm:

- Việc chấp hành các quy định của Pháp lệnh Thi hành án dân sự về thời hạn và thủ tục chuyển giao bản sao bản án, quyết định, bản sao biên bản kê biên, tạm giữ tài sản, tang vật, chuyển giao tài sản tang vật;

- Việc cấp bản sao bản án, quyết định cho các đương sự; - Việc yêu cầu hoãn thi hành án;

- Việc kháng nghị, tạm đình chỉ thi hành án;

- Việc trả lời văn bản đề nghị giải thích bản án của cơ quan thi hành án;

- Trả lời kiến nghị của cơ quan thi hành án về xem xét lại bản án theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với bản án, quyết định có sai lầm;

- Việc xem xét và quyết định miễn, giảm thi hành án đối với các khoản án phí, tiền phạt.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay docx (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)