Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và tổng kết rút kinh nghiệm hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình hiện nay pdf (Trang 77 - 88)

Kiểm tra, giám sát là một việc làm rất quan trọng trong quản lý nhà nước. Qua kiểm tra, giám sát, các cơ quan đảng, cơ quan nhà nước thấy được những ưu điểm, đồng thời cũng thấy được những mặt tồn tại, hạn chế, rút ra bài học kinh nghiệm, từ đó có giải pháp phù hợp nhằm làm cho công tác đạt hiệu quả cao hơn.

Đối với hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật cũng vậy. Qua kiểm tra, giám sát, HĐPHCT, cơ quan Tư pháp mới thấy được những ưu điểm trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật cũng như tìm ra những thiếu sót, bất cập trong nội dung, phương pháp giáo dục pháp luật. Từ đó có sự chỉ đạo cụ thể của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp cũng như HĐPHCT các cấp đối với các báo cáo viên pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục pháp luật.

Thời gian qua, công tác kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật được Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp và HĐPHCT chú trọng bằng các hình thức như: xem xét đề cương phổ biến, giáo dục pháp luật; qua báo cáo định kỳ của các báo cáo viên để có những định hướng chỉ đạo cụ thể. Tuy nhiên, việc kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục pháp luật trong thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế như việc kiểm tra chưa thường xuyên, có khi chỉ là hình thức và việc kiểm tra chưa trở thành quy định bắt buộc đối với các báo cáo viên pháp luật. Một trong những nguyên nhân của thực trạng trên là do đa số cán bộ trong HĐPHCT kiêm nhiệm, cán bộ Sở Tư pháp công việc chuyên môn quá nhiều và chưa có quy chế quy định cụ thể trách nhiệm của các báo cáo viên pháp luật. Do vậy, thời gian tới cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật; trước tiên phải ban hành Quy chế báo cáo viên pháp luật. Trong quy chế cần quy định rõ định kỳ hàng tháng, hàng quý các báo cáo viên có chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật cho các cơ sở cụ thể, trên cơ sở đó để HĐPHCT kiểm tra hoạt động của các báo cáo viên pháp luật. Bên cạnh đó cần tiến hành kiểm tra đột xuất đối với các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật để xem xét nội dung có đảm bảo yêu cầu chung hay không. Cơ quan tư pháp cần phát huy vai trò giám sát đối với các báo cáo viên hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, nhằm ngăn chặn tình trạng có những trường hợp báo cáo viên khi phổ biến, giáo dục pháp luật nói sai quan điểm, đường lối của Đảng, từ đó làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Bên cạnh công tác kiểm tra, giám sát thì công tác tổng kết, rút kinh nghiệm cũng là một trong những công việc rất quan trọng. Vì qua việc tổng kết rút kinh nghiệm để nhân rộng các điển hình tiên tiến và tìm ra các giải pháp tối ưu cho việc phổ biến, giáo dục pháp luật.

Định kỳ 6 tháng và một năm HĐPHCT phải tiến hành sơ kết, tổng kết hoạt động giáo dục pháp luật của các báo cáo viên pháp luật. Trong sơ kết, tổng kết có bình xét thi đua, khen thưởng những cá nhân điển hình, đồng thời góp ý với những báo cáo viên còn yếu trong nghiệp vụ giáo dục pháp luật. Nếu có trường hợp vi phạm pháp luật thì cần đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm minh, tránh tình trạng xử lý nội bộ và làm cho qua chuyện.

Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp định kỳ họp, rút kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động giáo dục pháp luật nói chung và hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật nói riêng, rút ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế đó để kịp thời có giải pháp chỉ đạo các báo cáo viên pháp luật hoạt động giáo dục pháp luật có hiệu quả hơn.

Kết luận chương 3

Trên đây là những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới. Các giải pháp này có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy để nâng cao hiệu qủa hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ tất cả các giải pháp đã nêu. Tuy nhiên, tuỳ từng đối tượng, từng đặc điểm của mỗi cơ quan, địa phương để xác định rõ giải pháp trọng tâm, trọng điểm nhằm thực hiện có chất lượng hoạt động của đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình.

Kết luận

Trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cần được tăng cường thường xuyên, liên

tục và ở tầm cao hơn, nhằm làm cho cán bộ và nhân dân hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh, thông qua đó mà kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật [2, tr.1].

Thời gian qua, công tác giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật thông qua hoạt động của các báo cáo viên pháp luật nói riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân thì công tác này cần phải được tăng cường hơn nữa.

Làm thế nào để nâng cao chất lượng công tác giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay? Đó vừa là mục đích, yêu cầu vừa là nội dung cơ bản của luận văn này. Trong quá trình nghiên cứu để thực hiện luận văn, tác giả đã cố gắng làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về lý luận giáo dục pháp luật nói chung, hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật nói riêng. Từ thực tiễn hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật để đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật đáp ứng yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Kết quả nghiên cứu luận văn tác giả đưa ra những kết luận chủ yếu sau:

1. Giáo dục pháp luật được tiếp cận theo nghĩa hẹp của khoa học sư phạm, được hiểu là: hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục pháp luật nhằm cung cấp tri thức pháp luật, bồi dưỡng tình cảm pháp lý và hành vi hợp pháp cho đối tượng giáo dục nhằm mục đích hình thành ở họ những tri thức pháp luật đúng đắn, thói quen hành động phù hợp với các quy định của pháp luật cũng như đòi hỏi của nền pháp chế XHCN.

Giáo dục pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với các hình thức giáo dục khác như giáo dục chính trị, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ…, vì vậy, để giáo dục pháp luật đạt được kết quả tốt thì cần phải tiến hành đồng bộ giữa giáo dục pháp luật với các hình thức giáo dục khác, đặc biệt là giáo dục đạo đức.

2. Báo cáo viên pháp luật là “cầu nối” trực tiếp đưa nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Mọi lời nói, cử chỉ, thái độ, tác phong của các báo cáo viên pháp luật đều ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động giáo dục pháp luật. Do vậy, báo cáo viên bên cạnh yêu cầu phải có tri thức pháp luật còn phải có phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong cũng như kỹ năng truyền đạt tốt, vì đây là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động giáo dục pháp luật.

3. Hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở Quảng Bình được xuất phát từ đặc điểm của đối tượng được giáo dục là cán bộ, công chức, các báo cáo viên pháp luật và nhân dân. Do vậy, để hoạt động này đem lại kết quả tốt đòi hỏi các báo cáo viên pháp luật cần nghiên cứu kỹ về tâm, sinh lý, về trình độ, sở thích… của từng loại đối tượng để từ đó có nội dung và hình thức giáo dục phù hợp.

4. Hiện tại đội ngũ báo cáo viên pháp luật còn mỏng và trình độ chưa đảm bảo đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới. Điều này đòi hỏi các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương cần phải có chính sách, chế độ nhằm thu hút nhiều người tham gia vào đội ngũ báo cáo viên pháp luật. Đồng thời cần đẩy mạnh công tác bồi dưỡng kiến thức về mọi mặt, đặc biệt là kiến thức về nhà nước - pháp luật, quản lý hành chính nhà nước… nhằm xây dựng đội ngũ báo cáo viên pháp luật có đầy đủ phẩm chất đáp ứng được yêu cầu của hoạt động giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay.

5. Kết quả của hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật tỉnh Quảng Bình trước hết là kết quả của sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của cấp uỷ, của chính quyền địa phương mà quan trọng hơn cả là của Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Quảng Bình; kết quả của sự chỉ đạo của Sở Tư pháp, của HĐPHCT cũng như sự phối hợp của các ban ngành, sự tạo điều kiện của các cơ quan có các báo cáo viên pháp luật; kết quả của hoạt động này là sự vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, hợp lý các giải pháp đã nêu trong luận văn của các báo cáo viên pháp luật cho cán bộ, công chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Ban Bí thư (1978), Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 03/8/1978 về Tổ chức đội ngũ báo cáo viên và tuyên truyền viên, Hà Nội.

2. Ban Bí thư (2003), Chỉ thị số 32/CT-TW về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, Hà Nội.

3. Lê Văn Bền (1997), Giáo dục pháp luật cho người Khơme Nam Bộ, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

4. Bộ Tài chính (2005), Thông tư số 63/2005/TT-BTC hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

5. Bộ Tư pháp (1998), Nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

6. Bộ Tư pháp (1999), Quy chế Báo cáo viên pháp luật (Ban hành kèm theo Quyết định số 210/1999/QĐ-BTP ngày 9/7/1999 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), Hà Nội. 7. Bộ Tư pháp (2001), Báo cáo phúc trình đề tài “Đánh giá thực trạng, xác định nội dung,

hình thức, kế hoạch và biện pháp thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật đối với nông dân ở nông thôn, miền núi”, Hà Nội.

8. Bộ Tư pháp ( 2002), Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, Kỷ yếu dự án, Hà Nội.

9. Bộ Tư pháp (2003), Thông tư số 01/2003/TT-BTP ngày 14/3/2003 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/1/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến 2007, Hà Nội.

10. Bộ Tư pháp (2004), Báo cáo tổng kết công tác tư pháp năm 2004 và phương hướng công tác năm 2005, Hà Nội.

11. Bộ Tư pháp ( 2004), Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng Chương trình quốc gia về phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn tới, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12. Bộ Tư pháp (2005), Chỉ thị số 01/2005/CT-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp năm 2005, Hà Nội.

13. Cục Thống Kê Quảng Bình (2004), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình, Nxb Thống Kê, Hà Nội.

14. Lương Thanh Cường (2004), “Nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (6), tr.21-24.

15. Đỗ Văn Dương (2002), Giáo dục pháp luật cho cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh Đắc Lắc hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V, Nxb Sự thật, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Văn kiện Hội nghị Trung ương lần thứ 8 khóa VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

25. Trần Ngọc Đường (1988), Giáo dục ý thức pháp luật với việc tăng cường pháp chế XHCN, Luận án PTS Luật học, Matxcơva.

26. Trần Ngọc Đường (1995), “Văn hóa pháp lý với sự nghiệp đổi mới ở nước ta”, Tạp chí Luật học, (4), tr. 11-21.

27. Trần Ngọc Đường, Dương Thanh Mai (1995), Bàn về giáo dục pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Cao Thị Hà (2003), Giáo dục pháp luật cho cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh Quảng Trị hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

29. Cao Thị Hà (2003), “Gắn giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức đối với công chức”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (7), tr. 14-16.

30. Nguyễn Minh Hải (2004), Nâng cao chất lượng giảng dạy pháp luật trong các trường đào tạo sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viên Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

31. Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), (2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32. Hiến pháp Việt Nam (năm 1946, 1959, 1980 và 1992), (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33. Hồ Viết Hiệp (1999), “Kinh nghiệm bước đầu trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở An Giang”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (4), tr.6-7.

34. Hồ Viết Hiệp (2000), “Xã hội hóa” công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong tình hình mới”,Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (9), tr. 19-24.

35. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Khoa Nhà nước-Pháp luật (1999), Đổi mới giáo dục pháp luật trong hệ thống các trường chính trị của nước ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ 1997-1999, Hà Nội.

36. Đặng Ngọc Hoàng (2000), Thực trạng và phương hướng đổi mới giáo dục pháp luật hệ đào tạo trung học chính trị ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

37. Lê Văn Hoè (2002), Hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị ở các tỉnh miền núi, Đề tài độc lập cấp Nhà nước, Hà Nội.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình hiện nay pdf (Trang 77 - 88)