Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đối với đội ngũ báo cáo viên pháp luật

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình hiện nay pdf (Trang 66 - 68)

là cơ sở pháp lý để các báo cáo viên hoạt động có hiệu quả, nếu các báo cáo viên pháp luật chỉ hoạt động theo cảm tính thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động giáo dục pháp luật.

Tăng cường hơn nữa và đổi mới sự chỉ đạo của UBND các cấp trong hoạt động giáo dục pháp luật nói chung và hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật nói riêng. UBND cần chỉ đạo thường xuyên, kịp thời bằng chỉ thị, chương trình, kế hoạch hàng năm hoặc hàng quý theo chuyên đề. Phải có sự phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan, cũng như yêu cầu tiến độ thực hiện, đồng thời phải bảo đảm các điều kiện thực hiện có hiệu quả, nhất là kinh phí. UBND phải có chương trình kiểm tra, yêu cầu các cơ quan có báo cáo viên pháp luật công tác báo cáo thực hiện công tác được giao; chỉ đạo giải quyết những vướng mắc, tồn tại giữa các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội; báo cáo đề xuất với cấp uỷ đảng và HĐND phối hợp với các cơ quan liên quan trong công tác giáo dục pháp luật.

Như vậy, để hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật đạt hiệu quả tốt thì một trong những giải pháp quan trọng, một điều kiện tiên quyết là cần phải tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng cũng như chính quyền địa phương đối với hoạt động này.

3.2.2. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đối với đội ngũ báo cáo viên pháp luật viên pháp luật

Để hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đưa lại hiệu quả cao, bên cạnh việc chọn những người có đầy đủ phẩm chất năng lực để kết nạp vào đội ngũ báo cáo viên pháp luật thì công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho họ cũng là một việc làm rất cần thiết. Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ: “Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng cán bộ tuyên truyền về pháp luật”[66, tr.2],“Chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện, lực lượng tuyên truyền viên pháp luật cấp xã ổn định, hoạt động có chất lượng và thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ, có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho đội ngũ này”[68, tr.10].

Đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở Quảng Bình hiện nay còn nhiều điểm bất cập (như phần thực trạng đã trình bày), do vậy công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ trong thời gian tới là cần thiết và cần tập trung vào những vấn đề sau:

Thứ nhất: Cần bồi dưỡng và định hướng nội dung tuyên truyền thường xuyên cho đội ngũ báo cáo viên. Nhìn chung, các báo cáo viên pháp luật ở Quảng Bình đều là những cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành cho nên thường xuyên theo dõi tình hình thời sự trong và ngoài nước, tình hình ban hành văn bản pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, họ không có thời gian đi sâu nghiên cứu nội dung các văn bản đó, do vậy có những trường hợp mỗi báo cáo viên hiểu theo một cách khác nhau về nội dung của văn bản ban hành. Để bảo đảm tính thống nhất trong định hướng thông tin, cơ quan tư pháp cần tăng cường cung cấp những định hướng nội dung các văn bản pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật. Cần duy trì và nâng cao chất lượng các thông tin định kỳ của HĐPHCT Trung ương gửi cho HĐPHCT cấp tỉnh.

Thứ hai: UBND cấp tỉnh và cấp huyện (trên cơ sở tham mưu của Sở Tư pháp và Phòng Tư pháp) rà soát lại đội ngũ báo cáo viên pháp luật hiện có, trên cơ sở phân loại trình độ đã được đào tạo của đội ngũ này để từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng.

Nếu các báo cáo viên pháp luật đã tốt nghiệp đại học luật, hàng năm cơ quan Tư pháp kết hợp với Trường Chính trị tỉnh mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn (theo hàng quý thì càng tốt) nhằm truyền đạt những văn bản pháp luật mới của Nhà nước, cũng như giải quyết những vấn đề bức xúc mà thực tiễn đặt ra, để đội ngũ này cập nhật thông tin phục vụ cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật được tốt.

Trường hợp các báo cáo viên pháp luật chưa tốt nghiệp đại học luật, cơ quan tư pháp (đặc biệt Sở Tư pháp) cần có kế hoạch mở lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cơ bản như: Những vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật, kiến thức về các ngành luật, quản lý hành chính nhà nước…, để họ nắm vững kiến thức pháp luật và vận dụng vào công tác phổ biến giáo dục pháp luật có hiệu quả hơn. Thiết nghĩ, đây là một việc làm cần thiết và cấp bách nhằm đáp ứng yêu cầu về nâng cao trình độ kiến thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân trong giai đoạn hiện nay.

Để đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ báo cáo viên, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành với các cơ quan chức năng mà quan trọng nhất là Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Sở Nội vụ và Sở Tư pháp tỉnh. ở cấp huyện thì cần có sự phối hợp giữa Phòng tư pháp và Phòng tổ chức lao động thương binh xã hội.

Thứ ba: Việc bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật bên cạnh chú ý nội dung, cần chú ý bồi dưỡng cả cách thức, phương pháp truyền đạt. Thực tế cho thấy, cùng một nội dung song nếu không có khả năng truyền đạt thì sẽ rất khó khăn trong việc chuyển tải nội dung đến đối tượng. Ngược lại, nếu là người có khả năng truyền đạt tốt thì làm cho người nghe dễ hiểu, dễ nhớ, đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình hiện nay pdf (Trang 66 - 68)