Nâng cao trình độ học vấn cho cán bộ công chức và nhân dân tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình hiện nay pdf (Trang 74 - 76)

Bình

Thực tiễn cho thấy, ý thức pháp luật của nhân dân nói chung, của cán bộ, công chức nói riêng luôn tỷ lệ thuận với chất lượng, hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. ở đâu làm tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thì ý thức pháp luật của cán bộ công chức và nhân dân ở đó ngày càng được nâng cao.

Khi nhân dân đã “am hiểu” pháp luật thì báo cáo viên pháp luật sẽ dễ dàng tiếp cận đối tượng, việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật sẽ nhẹ nhàng hơn, hiệu quả hơn. Thông qua các câu hỏi, những trao đổi và những vấn đề từ thực tiễn mà các đối tượng đặt ra, các báo cáo viên pháp luật sẽ có thêm sự hưng phấn, hứng thú trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật, đồng thời qua đó sẽ mở rộng thêm được vấn đề để đối tượng trao đổi, thảo luận.

Ngược lại, nếu ý thức pháp luật của cán bộ, công chức và nhân dân thấp thì đòi hỏi các báo cáo viên phải mất nhiều thời gian hơn, có những vấn đề đơn giản nhưng cũng phải giải thích cặn kẽ, phải đi từng bước từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, do vậy chiếm mất nhiều thời gian buổi phổ biến, giáo dục pháp luật. Chẳng hạn, khi nói đến quy phạm pháp luật hoặc năng lực pháp luật, năng lực hành vi của công dân, các báo cáo viên phải giải thích khái niệm, đưa ra nhiều ví dụ cụ thể thì đối tượng mới có thể nắm bắt được vấn đề. Vì vậy, nếu không nâng cao trình độ học vấn cho cán bộ, công chức và nhân dân

trong tỉnh sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của báo cáo viên pháp luật.

Thực tiễn tỉnh Quảng Bình cho thấy, một trong những nguyên nhân của lạc hậu, nghèo đói, vi phạm pháp luật gia tăng là do trình độ học vấn thấp, sự thiếu hiểu biết về pháp luật. Vì vậy, nâng cao trình độ học vấn cho cán bộ, công chức và nhân dân ở tỉnh Quảng Bình là một đòi hỏi mang tính cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Điều này không chỉ góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương mà còn tạo điều kiện cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật đem lại hiệu quả cao hơn.

Để nâng cao trình độ học vấn cho cán bộ công chức và nhân dân ở tỉnh Quảng Bình, cần thực hiện tốt các công việc sau:

+ Các cấp uỷ Đảng, các cơ quan, doanh nghiệp, các đoàn thể và chính quyền địa phương cần tập trung tạo mọi điều kiện vật chất và thời gian để cán bộ, công chức và nhân dân học tập. Việc học này có thể thông qua rất nhiều loại hình khác nhau như: học tập trung, dài hạn, học tại chức, tập huấn, đào tạo từ xa, học qua sách báo, đài phát thanh, truyền hình…

+ Các cấp uỷ đảng, các cơ quan nhà nước cần cụ thể hóa Pháp lệnh cán bộ công chức và các Nghị định số 114/2003/NĐ-CP; Nghị định số 115/2003/NĐ-CP; Nghị định số 116/2003/NĐ-CP; Nghị định số 117/NĐ-CP ngày 10/10/2003 về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức nhà nước thành các quy định cụ thể, phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương. Đồng thời, có kế hoạch cụ thể cho các cán bộ đương chức đi đào tạo, bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ.

+ Cần phát động phong trào thi đua học tập trong cán bộ, công chức các cấp, các ngành. Cuối năm, cuối kỳ có tổng kết, đánh giá thi đua, khen thưởng những gương học tập điển hình, từ đó tạo phong trào thi đua học tập sâu rộng trong cán bộ công chức và nhân dân địa phương.

+ Phát huy hơn nữa vai trò của các đoàn thể như Đoàn Thanh niên, Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Khuyến học… trong việc động viên các đoàn viên, hội viên tổ chức học tập nâng cao trình độ về mọi mặt. Cần quy định cụ thể việc học tập nâng cao trình độ là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để bình xét thi đua- khen thưởng cuối

năm, từ đó, tạo nên phong trào học tập sâu rộng trong các tổ chức, đoàn thể, làm sao để mỗi đoàn thể thực sự là một trường học, mỗi cán bộ, đảng viên là một giáo viên.

Như vậy, cùng với các giải pháp trên, nâng cao trình độ học vấn cho cán bộ công chức và nhân dân là một trong những giải pháp không kém phần quan trọng, là cơ sở để cán bộ, công chức và nhân dân tiếp thu các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tạo điều kiện để hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật đem lại hiệu quả cao. Để làm được việc này cần có sự chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, cũng như sự “vào cuộc” của các tổ chức đoàn thể và bản thân mỗi cán bộ, công chức và mỗi người dân trong tỉnh Quảng Bình.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình hiện nay pdf (Trang 74 - 76)