ngũ báo cáo viên pháp luật
Hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình thời gian qua đã đạt được những kết quả cụ thể, bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại, khuyết điểm dẫn đến kết quả chưa cao. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân quan trọng là nguồn ngân sách của tỉnh dành cho hoạt động này còn rất hạn chế “kinh phí đầu tư cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật còn quá ít, còn mất cân đối giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng” [41, tr.9]
Do vậy trong thời gian tới, để đảm bảo hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật đạt hiệu quả cao, cần đầu tư hơn nữa kinh phí cho hoạt động này, cụ thể, phải triển khai sớm Thông tư số 63/2005/TT-BTC ngày 05/8/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn về lập dự toán kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật.
Cần đầu tư kinh phí nhằm đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên pháp luật. Đảm bảo kinh phí để in ấn các tài liệu cần thiết, các văn bản pháp luật mới, in các tờ rơi,
mua các sách báo cũng như in tài liệu đề cương phục vụ tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các báo cáo viên pháp luật.
Uỷ ban nhân dân tỉnh cần dành một khoản kinh phí cần thiết, từng bước trang bị các phương tiện hiện đại như đèn chiếu, băng hình, đĩa CD, máy vi tính… cho các báo cáo viên pháp luật nhằm tạo điều kiện cho họ thực hiện tốt công phổ biến giáo dục pháp luật, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cán bộ, công chức và nhân dân trong tỉnh.
Bên cạnh đó, cần quan tâm chế độ thù lao đối với các báo cáo viên pháp luật, vì đây là động lực trực tiếp để các báo cáo viên pháp luật thực hiện tốt nhiệm vụ. Nếu như thù lao không đảm bảo sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục pháp luật của các báo cáo viên, không động viên khuyến khích các báo cáo viên pháp luật hoạt động, dẫn đến hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật không cao.