Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình hiện nay pdf (Trang 54 - 57)

Từ thực trạng trên, để hoạt động giáo dục pháp luật được tốt, chúng tôi có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Thứ nhất: Tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương nói chung, của các cơ quan, đơn vị có các báo cáo viên pháp luật công tác nói riêng. Thực tế cho thấy, cơ quan, đơn vị, cấp uỷ nào quan tâm tạo điều kiện thì nơi đó hoạt động giáo dục pháp luật thu được kết quả tốt và ngược lại.

Thứ hai: Cần chọn những người tốt nghiệp đại học, đặc biệt là đại học Luật để đưa vào đội ngũ báo cáo viên pháp luật. Bên cạnh đó, cần chú ý đến khả năng thuyết trình của các báo cáo viên pháp luật, vì đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật.

Thứ ba: Sở Tư pháp, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cần có thông tin kịp thời về nội dung, chương trình cũng như tài liệu pháp luật cần thiết để

cung cấp cho các báo cáo viên, trên cơ sở đó, các báo cáo viên chủ động trong việc biên soạn nội dung phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Thứ tư: Để hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật tốt, các báo cáo viên phải có kế hoạch cụ thể ngay từ đầu năm, trong hàng quý, hàng tháng. Từ kế hoạch đó, các báo cáo viên vừa sắp xếp, tổ chức thực hiện tốt công việc chuyên môn vừa thực hiện tốt nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật.

Thứ năm: Cần ban hành quy chế hoạt động của các báo cáo viên pháp luật, trong đó quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của họ. Sáu tháng hoặc một năm Sở Tư pháp cần tổ chức tổng kết, thực hiện tốt việc bình bầu khen thưởng cho các cá nhân xuất sắc, đồng thời nhắc nhở các báo cáo viên chưa hoàn thành nhiệm vụ của mình. Có như vậy, mới động viên, khuyến khích các báo cáo viên pháp luật hoàn thành tốt nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật của mình.

Thứ sáu: Hoạt động giáo dục pháp luật phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, tránh tình trạng hoạt động theo phong trào, mang tính thời vụ. Nội dung và hình thức hoạt động giáo dục pháp luật phải phù hợp với từng đối tượng cụ thể, đồng thời cần bám sát sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan tư pháp.

Thứ bảy: Cần kết hợp giữa công tác giáo dục pháp luật với công tác giáo dục chính trị tư tưởng, văn hóa, đạo đức để mỗi cán bộ, công chức và người dân không chỉ tiếp thu và nắm vững những quy định của pháp luật thực định mà còn hình thành ở họ thói quen “sống và làm việc theo pháp luật”.

Kết luận chương 2

Từ sự phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua cho chúng ta thấy:

1. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của cơ quan tư pháp, cũng như sự tạo điều kiện của các cơ quan, tổ chức, sự cố gắng của từng cá nhân, thời gian qua hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật tỉnh Quảng Bình đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi, nội dung, phương pháp được đổi mới, góp phần quan trọng trong việc nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật của cán bộ và nhân dân trong tỉnh.

Bên cạnh đó, hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế về nội dung và phương pháp truyền đạt. Do đội ngũ báo cáo viên pháp luật đa số kiêm nhiệm, kinh phí hạn hẹp cũng như trình độ chưa được đảm bảo theo yêu cầu của công tác giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay, nên dẫn đến kết quả đạt được trong hoạt động giáo dục pháp luật chưa cao, sự hiểu biết pháp luật của nhân dân còn hạn chế. Tình hình vi phạm pháp lụât do thiếu hiểu biết về pháp luật trong cán bộ và nhân dân (đặc biệt lứa tuổi thanh thiếu niên) vẫn còn gia tăng. Do vậy, ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa… của tỉnh Quảng Bình.

2. Từ thực trạng hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật thời gian qua, Luận văn đã tìm ra những nguyên nhân cơ bản và bài học kinh nghiệm, từ đó để xây dựng các giải pháp cụ thể, phù hợp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.

Chương 3

quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình hiện nay pdf (Trang 54 - 57)