Hình thức hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình hiện nay pdf (Trang 25 - 27)

cáo viên pháp luật được xác định cụ thể, phù hợp với từng đối tượng sau đây:

Đối với cán bộ, công chức thì cần phổ biến, quán triệt, học tập các quy định pháp luật về cán bộ, công chức, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị; chú trọng các quy định của pháp luật chuyên ngành gắn với chuyên môn, nghiệp vụ của từng cán bộ, công chức.

Đối với các tầng lớp nhân dân, cần phổ biến sâu rộng các quy định của pháp luật gắn trực tiếp với cuộc sống của nhân dân, nhất là các quy định pháp luật về đất đai, khiếu nại, tố cáo, an toàn giao thông, phòng chống ma tuý, phòng chống các tệ nạn xã hội, lao động, việc làm, bảo vệ môi trường, các chính sách, chế độ mà người dân được hưởng, các quy định về thực hiện Quy chế dân chủ phù hợp với đặc thù địa bàn nông thôn, miền núi, thành thị; trong đó chú trọng phổ biến và hướng dẫn nhân dân thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Đối với thanh thiếu niên, cần phổ biến kiến thức pháp luật gắn trực tiếp với cuộc sống, học tập của các em; chú trọng phổ biến, giáo dục các quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em; pháp luật về giao thông, bảo vệ môi trường, phòng chống ma tuý, tệ nạn xã hội, nghĩa vụ quân sự.

Đối với người lao động, người sử dụng lao động, người quản lý và cán bộ công đoàn trong các doanh nghiệp, cần phổ biến pháp luật về hợp đồng lao động, thoả ước lao động, tiền lương, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất khi vi phạm kỷ luật lao động, an toàn vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động; thủ tục thành lập và quản lý doanh nghiệp, phá sản doanh nghiệp, pháp luật thương mại, tài chính ngân hàng, hợp tác đầu tư…

Như vậy, nội dung hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật được xác định rất cụ thể cho từng đối tượng, căn cứ vào đó để các báo cáo viên pháp luật thực hiện nhiệm vụ của mình.

1.2.3.2. Hình thức hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật luật

Bất kỳ một hoạt động nào cũng được thể hiện thông qua các hình thức cụ thể. Hình thức là “cách thể hiện, cách tiến hành một hành động” [84, tr. 427].

Về hình thức giáo dục pháp luật, hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau chưa thống nhất. Theo quan điểm của giáo dục học thì hình thức giáo dục pháp luật “là các dạng hoạt động cụ thể để tổ chức quá trình giáo dục pháp luật, để thể hiện nội dung giáo dục pháp luật”[27, tr.75]. Theo khái niệm này thì hình thức giáo dục pháp luật được coi là các dạng cụ thể, có tổ chức phối hợp giữa chủ thể với đối tượng được giáo dục pháp luật, để thể hiện nội dung và đạt mục đích giáo dục pháp luật.

Từ khái niệm trên cho thấy, để đạt được mục đích giáo dục pháp luật thì bên cạnh việc xác định đúng nội dung cần phải xác định đúng, đủ và phù hợp các hình thức giáo dục pháp luật.

ở nước ta hiện nay, hình thức giáo dục pháp luật rất đa dạng và phong phú, có thể chia hình thức giáo dục pháp luật ra làm hai nhóm sau:

Nhóm thứ nhất: Các hình thức giáo dục pháp luật mang tính phổ biến, truyền thống được sử dụng trong nhiều loại hình giáo dục như: xuất bản và phát hành tài liệu, tờ gấp về nội dung pháp luật; giảng dạy pháp luật trong các nhà trường; phổ biến pháp luật tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, địa bàn dân cư; các cuộc hội thảo pháp luật; giáo dục pháp luật qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua tủ sách pháp luật, câu lạc bộ pháp luật, các buổi sinh hoạt truyền thống…

Nhóm thứ hai: Các hình thức giáo dục pháp luật có tính chất đặc thù như hình thức giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp của các cơ quan nhà nước như Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và hình thức giáo dục pháp luật thông qua hoạt động của các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức quần chúng, Trung tâm trợ giúp pháp lý, các tổ hoà giải ở cơ sở…

Các hình thức giáo dục pháp luật rất đa dạng, phong phú, do đó để công tác giáo dục pháp luật đạt được kết quả cao cũng như đạt được mục đích đề ra đòi hỏi các chủ thể phải sử dụng hình thức giáo dục pháp luật phù hợp với đặc điểm, tâm lý, tính cách…của từng đối tượng. Bên cạnh đó, cần kết hợp nhiều hình thức khác nhau nhằm phát huy ưu thế của từng hình thức, cũng như bổ sung, hỗ trợ, bù đắp cho những hạn chế của các hình thức khác.

Đối với đội ngũ báo cáo viên pháp luật, hình thức hoạt động giáo dục pháp luật của cũng rất đa dạng, phong phú như: hình thức tuyên truyền miệng, tập huấn chuyên đề, hội

nghị chuyên đề, qua các phương tiện thông tin đại chúng (như tạp chí, báo, đài, ti vi…), qua hoạt động nghệ thuật, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, tư vấp pháp luật, trợ giúp pháp lý…

Trong số các hình thức trên, đội ngũ báo cáo viên pháp luật thường sử dụng hình thức “tuyên truyền miệng”. Tại Quy chế Báo cáo viên pháp luật quy định “Báo cáo viên pháp luật theo quy chế này là những người được cơ quan nhà nước công nhận để thực hiện nhiệm vụ báo cáo pháp luật”“Báo cáo pháp luật là một công tác tư tưởng, văn hóa của Đảng, được tiến hành bằng lời nói trước những đối tượng xác định” [6, tr.1].

Như vậy, hình thức đầu tiên mà các báo cáo viên pháp luật sử dụng trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật là hình thức tuyên truyền miệng. Hiệu quả hoạt động giáo dục pháp luật thông qua hình thức tuyên truyền miệng trên thực tế là khá cao, bởi vì cùng một thời điểm các nội dung văn bản pháp luật hiện hành có thể đến được với nhiều người. Đồng thời, qua hình thức này các báo cáo viên dễ dàng nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng của đối tượng, từ đó phản ánh lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để điều chỉnh nội dung pháp luật cho phù hợp. Tuy nhiên, trong quá trình phổ biến, giáo dục pháp luật thì các báo cáo viên không chỉ sử dụng duy nhất hình thức tuyên truyền miệng, mà tuỳ theo điều kiện, đặc điểm đối tượng, thời gian…, cần kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn giữa các hình thức thì mới đạt được mục đích đề ra.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình hiện nay pdf (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)