tục, tập quán của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền nơi các báo cáo viên công tác
Pháp luật luôn gắn với đời sống xã hội, nó quan hệ mật thiết với các hiện tượng khác của xã hội như đạo đức, phong tục, tập quán của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền.
Pháp luật là các quy tắc xử sự do nhà nước đặt ra hay thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Các quy tắc xử sự đó có mối quan hệ chặt chẽ với đạo đức, phong tục, tập quán. Do vậy, người báo cáo viên pháp luật khi làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở mỗi vùng, mỗi dân tộc phải biết được phong tục, tập quán của mỗi vùng, mỗi dân tộc đó, để có cách thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật cho phù hợp với đối tượng được giáo dục.
Tóm lại, báo cáo viên pháp luật phải là người thấy rõ, nhận thức rõ vị trí, vai trò của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, để từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật, giúp cho nhân dân hiểu biết pháp luật, ý thức pháp
luật của người dân được nâng cao. Đồng thời để hoàn thành trách nhiệm của mình, người báo cáo viên pháp luật phải không ngừng cố gắng học tập, nghiên cứu, tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao hiệu quả của “chiếc cầu nối” đưa pháp luật đến với nhân dân.
Kết luận chương 1
Từ sự phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về đội ngũ báo cáo viên pháp luật, về giáo dục pháp luật và hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật cho thấy:
Giáo dục pháp luật cần được hiểu theo nghĩa hẹp của giáo dục, đó là sự tác động của nhân tố chủ quan lên đối tượng giáo dục nhằm hình thành ở họ tri thức pháp lý, từ đó có những hành vi phù hợp với yêu cầu của pháp luật hiện hành. Giáo dục pháp luật là một dạng của giáo dục, song nó có nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục riêng.
Đội ngũ báo cáo viên pháp luật có vị trí, vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức và nhân dân, họ được xem như là “cầu nối” giữa chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước với nhân dân nói chung, với đội ngũ cán bộ, công chức nói riêng.
Thông qua hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên, nhân dân được nâng cao ý thức pháp luật, hiểu biết sâu hơn về pháp luật, từ đó có thể bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp chính đáng của mình. Nói cách khác, hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật nhằm hình thành ở cán bộ, công chức và nhân dân tri thức pháp luật, lòng tin và tình cảm đối với pháp luật, từ đó có hành vi xử sự phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành.
Hoạt động giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật thông qua đội ngũ báo cáo viên pháp luật nói riêng luôn luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, thể hiện trong nội dung các văn kiện Đại hội, các hội nghị của Đảng cũng như các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước. Hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình có những điểm đặc thù. Việc làm rõ tính đặc thù đó sẽ là cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng, tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật cũng như xây dựng các giải pháp phù hợp giúp cho hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ này đem lại hiệu quả cao.
Chương 2
Thực trạng hoạt động giáo dục pháp luật