Thực trạng PR cho các sản phẩm kỹ thuật số tại Mỹ

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động PR cho sản phẩm kỹ thuật số tại Việt Nam (Trang 72 - 75)

Mỹ được xem là cái nôi của ngành PR hiện đại, đa phần những học thuyết PR hiện đại ngày nay được xuất phát từ Mỹ. Hoạt động PR hay Marketing ở Mỹ phát triển từ lâu, ngày nay quảng cáo hay phương tiện truyền thông truyền hình đã giảm tác dụng đi nhiều. Tại Mỹ có hơn ngàn kênh truyền hình và truyền thanh khác nhau nên người ta không còn hứng thú xem tin tức trên truyền hình, mà đa số xem các chương trình giải trí yêu thích. Truyền thông tại Mỹ ngày nay phát triển mạnh ở mảng Internet, đặc biệt ở những công cụ chia sẻ thông tin như blog, RSS, youtube, google, yahoo... Các công ty sản xuất sản phẩm số Mỹ có mặt ở khắp nơi trên thế giới, và các hoạt động PR Mỹ cũng có ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu.

Thời gian vừa qua hai hãng máy tính lớn của Mỹ là Dell và IBM gặp sự cố về Pin của máy tính xách tay. Sự cố này đã gây ra một cuộc khủng hoảng đối với hai hãng, và doanh thu của hai hãng này cũng giảm đi rõ rệt. Nhưng ngay sau đó, cùng với việc thu hồi toàn bộ số pin lỗi, hai hãng đã chính thức xin lỗi

40 http://www.fps.com.vn/news_detail.asp?id=1159 truy cập ngày 20/09/200741 http://sohoa.net/News/Hinh-anh/2005/12/3B9ADB5C/ truy cập ngày 25/08/2007 41 http://sohoa.net/News/Hinh-anh/2005/12/3B9ADB5C/ truy cập ngày 25/08/2007

khách hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng và có những động thái rõ ràng để sửa chữa sai lầm. Nền kinh tế đầy biến động, sự cạnh tranh trong nội bộ thị trường ngày càng gay gắt và người tiêu dùng sành điệu, tự tin, hiểu biết ở Mỹ cũng đặt ra cho ngành sản xuất sản phẩm số Mỹ khá nhiều thử thách, đòi hỏi các nhà PR Mỹ phải sẵn sàng đối phó với rủi ro. Lúc này, PR, mà cụ thể là truyền thông, tỏ ra rất hiệu quả. Không một quảng cáo nào, một biện pháp xúc tiến thương mại nào có thể giúp được IBM trong việc sửa chữa lỗi lầm trên trừ PR.

Cũng như nhiều thị trường khác, nhiều người tiêu dùng có thu nhập thấp Mỹ cũng muốn sử dụng các sản phẩm số. Nhận biết được điều này, các nhà sản xuất cũng tung ra thị trường những sản phẩm giá rẻ với lời cam kết về chất lượng. Ngoài ra, các nhà PR cũng rất lưu ý đến đối tượng sinh viên. Một số công ty máy tính xách tay còn tặng máy cho các trường Đại học lớn để sinh viên sử dụng, đây là một hành động PR tài trợ có tác dụng lớn những đòi hỏi công ty phải có năng lực về tài chính.

3.1.4. Bài học cho Việt Nam.

Nhật Bản là quốc gia có ngành sản xuất mặt hàng điện tử rất phát triển, Mỹ là quốc gia có ngành PR phát triển nhất thế giới và Trung Quốc là quốc gia có khá nhiều điểm tương đồng về thị trường cũng như xuất phát điểm với Việt Nam. Tìm hiểu hoạt động PR cho các sản phẩm số của các nước trên giúp tác giả khóa luận có thể nhìn ra một số thiếu sót trong hoạt động PR cho sản phẩm số của nước nhà, đồng thời cũng rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu. Mặc dù tác giả chỉ trình bày ngắn gọn những điểm nổi bật nhất, nhưng qua đó có thể rút ra một số bài học kinh nghiệp cho hoạt động PR các sản phẩm số tại Việt Nam sau đây:

 Nhật Bản đã sử dụng các công cụ PR phong phú và linh hoạt để gây được ấn tượng với khách hàng/ công chúng của mình. Chúng ta nên học tập Nhật Bản ở điểm này: sử dụng truyền thông cho mỗi kỳ ra sản phẩm mới, sử dụng catalogue giới thiệu sản phẩm số, hợp tác với người nổi tiếng để

xây dựng hình ảnh cho sản phẩm, tổ chức các sự kiện để gây ảnh hưởng sâu rộng đến người tiêu dùng...

 Học tập từ các nhà PR Nhật Bản, chúng ta thấy rằng: trong điều kiện có nhiều đối thủ cạnh tranh trong thị trường, các nhân viên PR nên tập trung xây dựng một hình ảnh, một ấn tượng riêng biệt cho sản phẩm kỹ thuật số của mình. Không nên truyền đạt quá nhiều thông tin hay xây dựng nhiều ấn tượng một lúc; điều đó sẽ làm giảm hiệu quả của hoạt động PR vì khó gây được ấn tượng mạnh trong trí nhớ người tiêu dùng.

 Học tập những nhà PR Trung Quốc trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh, các nhà PR Việt Nam có thể căn cứ vào đối tượng sử dụng để xây dựng những hình ảnh mới lạ, độc đáo mang phong cách riêng cho sản phẩm số. Những công cụ có thể sử dụng là: các phụ kiện cho sản phẩm số, những nhân vật hình tượng tượng trưng cho những trường phái khác nhau: mạnh mẽ, dễ thương, tinh quái, sành điệu hay quyến rũ...

 Các doanh nghiệp Việt Nam nên chú trọng công tác thống kê, đặc biệt là thống kê chi phí dành cho PR để thuận tiện cho việc quản lý và đánh giá kết quả của các chiến lược PR trong từng giai đoạn. Cũng giống như các nhà PR Trung Quốc, chúng ta cần phải có kế hoạch và ngân sách cụ thể trong mỗi giai đoạn chứ không sử dụng ngân sách Marketing chung cho hoạt động PR.

 Chúng ta có thể học tập từ những nhà PR Mỹ: sử dụng công cụ PR để giải quyết khủng hoảng. Khi xảy ra khủng hoảng cần giải quyết kịp thời, sử dụng các công cụ PR để giải quyết, cụ thể là truyền thông. Ví dụ khi gây ra sai lầm, nên sử dụng các phương tiện truyền thông để xin lỗi khách hàng/công chúng, giải thích hoặc đưa ra phương án khắc phục những hậu quả của sai lầm. PR là công cụ hữu hiệu để doanh nghiệp truyền đạt thông tin, gây cảm tình và tạo hình ảnh tích cực với khách hàng/công chúng.

 Hiện nay, cùng với sự phát triển của giới truyền thông và công nghệ, có thể quảng cáo và truyền đạt thông tin qua kênh truyền hình, truyền thanh sẽ không thu được hiệu quả cao nữa. Các nhà PR Việt Nam có thể học tập

các nhà PR Mỹ: sử dụng những công cụ truyền thông mới như Internet. Ngày càng có nhiều người dành nhiều thời gian cho Internet, hơn nữa, những công cụ Internet cũng ngày càng đa dạng phong phú. Việc sử dụng Internet để thực hiện các kế hoạch PR được trình bày chi tiết hơn ở mục 3.2.2 của chương này.

3.2. Giải pháp đẩy mạnh PR cho các sản phẩm kỹ thuật số tại Việt Nam.

3.2.1. Lựa chọn công cụ PR thích hợp

Việc lựa chọn công cụ PR trong mỗi trường hợp là vô cùng quan trọng, quyết định việc có đạt được đến mục tiêu PR hay không. Như chương 2 đã phân tích, hiện nay các nhà PR sử dụng các công cụ PR chưa thật sự hiệu quả. Vì vậy một trong những giải pháp đầu tiên tác giả khóa luận muốn đưa ra chính là: lựa chọn công cụ PR chính xác, hiệu quả cho các sản phẩm kỹ thuật số tại Việt Nam.

Trước khi lựa chọn công cụ PR để thực hiện kế hoạch PR của mình, mỗi doanh nghiệp, mỗi nhân viên PR cần phải lưu ý đến các yếu tố sau:

 Mục tiêu của doanh nghiệp.

 Nhóm công chúng mục tiêu và đặc điểm của nhóm công chúng mục tiêu.

 Đặc điểm kinh doanh đặc trưng của doanh nghiệp hoặc đặc điểm mà doanh nghiệp muốn khách hàng/mọi người nhớ đến.

 Ngân sách cho hoạt động PR.

 Thời gian dự tính hoạt động PR diễn ra.

 So sánh các công cụ PR có thể sử dụng, tính đến những yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến việc sử dụng các công cụ PR đó.

Tác giả xin đưa ra gợi ý nhằm giúp lựa chọn các công cụ PR một cách hợp lý nhất: trường hợp áp dụng, phương pháp sử dụng và một số lưu ý khi sử dụng một số công cụ PR.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động PR cho sản phẩm kỹ thuật số tại Việt Nam (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w