Không chỉ các doanh nghiệp Trung Quốc đã bắt đầu chú trọng và quan tâm đến hoạt động này mà nhiều tổ chức và nhà nước cũng quan tâm thúc đẩy sự phát triển của ngành PR. Trong khi ở Việt Nam, người ta chỉ có sự ước lượng về chi phí bỏ ra của mỗi doanh nghiệp bỏ ra cho hoạt động PR, thì ở Trung Quốc, sự phát triển của ngành được theo dõi khá chi tiết. Như phân tích ở trên, vấn đề thương hiệu là vấn đề quan trọng đối với các sản phẩm số tại Trung Quốc nên hoạt động PR cho ngành này cũng khá phát triển. Theo báo cáo hàng năm của CIPRA, năm 2006 vừa qua thị trường PR vẫn đang trên đà phát triển nhanh, khoảng 80 tỷ nhân dân tệ trong năm 2006, tăng 33,33% so với năm 2005. Trong đó PR cho các sản phẩm kỹ thuật số, các sản phẩm công nghệ và điện tử chiếm tới 30%.35 Các công ty PR tập trung chủ yếu tại 4 thành phố lớn: Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thành Đô.
Trong những hoạt động PR phong phú cho các sản phẩm số tại Trung Quốc có một điểm rất đáng học tập, đó là nghệ thuật xây dựng hình ảnh. Việc xây dựng hình ảnh cho sản phẩm và truyền đạt những tư tưởng, tình cảm đến với khách hàng/ công chúng là một trong những vai trò quan trọng của PR. Các nhà PR cho sản phẩm số Trung Quốc đã khéo léo làm được điều đó nhờ những dịch vụ và phụ kiện đi kèm sản phẩm số.
Nhắc đến các phụ kiện và dịch vụ đi kèm sản phẩm số, nhiều nhà PR vẫn cho rằng đó là vấn đề của các nhà Marketing và những doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm “ăn theo”. Tuy nhiên, tại Trung Quốc, những hình ảnh được gắn lên sản phẩm
34 http://www11.dantri.com.vn/cong-nghe/2006/7/132331.vip? truy cập ngày 12/10/200735 http://www.pcworld.com.cn/news/1/2007/0406/139651.shtml truy cập ngày 01/10/2007 35 http://www.pcworld.com.cn/news/1/2007/0406/139651.shtml truy cập ngày 01/10/2007
số và các phụ kiện đi kèm khác đặc biệt phát triển không chỉ nhờ có các nhà kinh doanh nhạy bén mà còn nhờ sự đóng góp của các nhà PR Trung Quốc. Những phụ kiện cho các sản phẩm số ở Trung Quốc rất phát triển bao gồm: bao điện thoại, túi đựng ipod, giá để laptop, đề can và phụ kiện trang trí máy ảnh, laptop, di động, iPod...36 Một chiếc điện thoại thông thường có thể trông nữ tính hoặc hiện đại, có thể khiến khách hàng/công chúng có cảm giác sang trọng hoặc cá tính nhờ những phụ kiện đi kèm với nó. Khách hàng sẽ có cảm giác khác về những chiếc laptop hay máy nghe nhạc nếu khi được giới thiệu kèm với những chiếc bệ nâng sang trọng, những chiếc túi đeo tiện dụng thời trang và những hình trang trí bắt mắt, những nhân vật hoạt hình dễ thương. Những phụ kiện đem lại những tác dụng truyền tải không ngờ mà rất dễ bị bỏ qua.
Hình 3.1: Túi đựng laptop thời trang tại Trung Quốc.37
Các nhà PR Trung Quốc thậm chí còn sử dụng chính những hình ảnh và nhân vật hoạt hình dễ thương để tạo thương hiệu cho sản phẩm của mình. Điện thoại Hello Kitty, Disney... là một trong những ví dụ điển hình:
Hình 3.2: Một số sản phẩm dành cho giới trẻ tại Trung Quốc. 38
36 http://www.sz861.com/ & http://www.new-g.com.cn/product.asp?cid1=7 truy cập ngày 01/10/200737Nguồn: http://www.hi-id.com/?p=987 truy cập ngày 15/10/2007 37Nguồn: http://www.hi-id.com/?p=987 truy cập ngày 15/10/2007
Dòng sản phẩm này đã được giới trẻ Trung Quốc rất ưa thích, thậm chí, nhờ thế mà các teen Trung Quốc có cách sử dụng điện thoại di động rất riêng, khá phong cách và ấn tượng.
Nokia là thương hiệu điện thoại ngoại quốc được yêu thích nhất tại Trung Quốc hiện nay. Hầu hết các thương hiệu ngoại quốc được các nhà PR xây dựng mới với một hình ảnh mới và một cái tên mới. Khi xây dựng hình ảnh cho mình tại Trung Quốc, dân tộc có truyền thống văn hóa lâu đời đặc sắc và có tính bảo thủ về văn hóa khá cao, các nhà PR của Nokia Trung Quốc đã xây dựng hình ảnh chiếc điện thoại đi kèm với hình tượng nhân vật thái tử Natra khỏe khoắn và tuấn tú khá nổi tiếng trong thần thoại39. Đây là một cách xây dựng hình ảnh độc đáo, thân thiện và phù hợp với nhóm khách hàng/công chúng mà nhiều nhà PR đã sử dụng tại Trung Quốc.
3.1.3. Hoạt động PR sản phẩm kỹ thuật số tại Mỹ.