Về chất lượng

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động PR cho sản phẩm kỹ thuật số tại Việt Nam (Trang 44 - 45)

Tuy là một ngành mới, nhưng Việt Nam cũng có nhiều tiến bộ trong công tác PR, đáp ứng được nhu cầu chưa lớn của các doanh nghiệp trong nước. Có thể kể đến trước tiên là hoạt động truyền thông. Các hoạt động truyền thông nhạy bén và khôn khéo, tin tức cập nhật và truyền tải đến công chúng hết sức đa dạng và hấp dẫn.

Cũng đã có những chương trình PR, mặc dù xuất hiện khá nhiều dưới hình thức tài trợ, khá phong phú và hấp dẫn. Những sự kiện lớn hay nhỏ đều được sự tài trợ từ phía rất nhiều doanh nghiệp, và người tiêu dùng Việt Nam hiện nay đã rất quen thuộc với hình thức tài trợ này. Trong tài trợ có mảng tài trợ khá hấp dẫn là các show game truyền hình, những chương trình giải trí: “Tam sao thất bản”, “Chuyện lạ Việt nam”, hay những chương trình thông tin chuyên nghiệp: các hãng mỹ phẩm tài trợ cho chương trình làm đẹp, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông Vietel tài trợ chương trình “Chúng tôi là chiến sỹ” ... Việc tài trợ này ngoài tác dụng làm đẹp hình ảnh của doanh nghiệp, còn có tác dụng khá tốt trong việc tận dụng thời gian để quảng cáo. Các sự kiện cũng được tổ chức thường xuyên hơn, các triển lãm, đặc biệt là triển lãm hàng tiêu dùng cũng được tổ chức định kỳ hằng năm vào mỗi dịp Trung thu, Tết Nguyên Đán, Giáng Sinh ...

Mặc dù vậy, những chương trình như thế đã bắt đầu trở lên quen thuộc và mất đi tính bất ngờ và giảm bớt sức hút với công chúng so với trước đây, đặt ra yêu cầu cho các nhà PR phải sáng tạo hơn nữa trong các hoạt động của mình. Kết quả nghiên cứu của công ty FTA dựa trên phỏng vấn trực tiếp của 70 danh nghiệp lớn, 37% cho rằng họ khá hài lòng với kết quả của những hoạt động PR. Điều họ không hài lòng đa phần là “thiếu sáng tạo”. 44% đặt yếu tố sáng tạo lên

hàng đầu trong việc chọn các công ty tư vấn. “Sáng tạo” đang là bài toán lớn đặt ra cho ngành PR tại những quốc gia đã qua giai đoạn khởi đầu. 17

Những hoạt động khác trong lĩnh vực PR cũng đã được sử dụng tại Việt Nam: các ẩn phẩm (như báo F-soft của FPT, bảng báo giá và giới thiệu sản phẩm của các hãng Điện thoại di động, máy tính xách tay…), những cuộc phỏng vấn thực hiện với phóng viên các báo, hay dùng hình ảnh của các nhân vật nổi tiếng để xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, do nhận thức chưa đúng đắn, mức độ quan tâm đến công tác PR còn thấp, chất lượng của các hoạt động PR cũng chưa tương xứng với mức độ phát triển nềnkinh tế hiện nay. Nhiều sự kiện tổ chức mà những người tham gia cảm thấy thất vọng thậm chí bực mình, khó chịu, gây phản cảm đối với thương hiệu của doanh nghiệp.

Sau đó, chính PR lại là công cụ hữu hiệu để giải quyết những khó khăn, những hiểu nhầm hay khó chịu của khách hàng. Có nhiều sự kiện xảy ra mà nếu không có những công tác PR, những bài báo PR giải thích thì doanh nghiệp khó có thể vượt qua khó khăn.

Một điểm đáng lưu ý nữa là: nhiều công ty PR hiện nay chỉ có ưu thế về mối quan hệ, đặc biệt là mối quan hệ với giới truyền thông chứ tính chuyên nghiệp chưa cao. Điều đó có thể dẫn đến đăng tải những thông tin quá mức sự thật, hoặc không đầy đủ, hoặc thiếu chính xác. Có nhiều công ty chỉ sử dụng PR cho mỗi dịp cần thiết như khi gặp khủng hoảng, gặp rắc rối hoặc khi ra sản phẩm mới, chứ không coi PR là một công tác thường xuyên, vì vậy công tác PR hiện nay ở Việt Nam vẫn được coi là thiếu tính chuyên nghiệp. Sự thiếu chuyên nghiệp này bắt nguồn từ nhiều vấn đề khác nhau như: nhân sự chưa chuyên nghiệp, nhận thức chưa cao, môi trường chính trị pháp luật chưa thực sự phù hợp …

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động PR cho sản phẩm kỹ thuật số tại Việt Nam (Trang 44 - 45)