Xin xem thêm phụ lục 1: Một số nguồn thông tin để tìm hiểu về sản phẩm kỹ thuật số 14 Xin xem thêm phụ lục

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động PR cho sản phẩm kỹ thuật số tại Việt Nam (Trang 39 - 41)

- Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, mạng internet: Chính sự phát triển này đã tạo cơ sở hạ tầng cho sự phát triển của các sản phẩm số, và cũng chính sự phát triển này đã làm công tác kích cầu cho thị trường này.

- Sự phát triển và cạnh tranh của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông: Ví dụ như đối với điện thoại di động, sự xuất hiện và cạnh tranh lẫn nhau giữa nhiều nhà cung cấp như Vinaphone, S-phone, Vietel, HT mobile, mobile phone... khiến cho giá dịch vụ rất rẻ, tạo điều kiện cho người dân sử dụng điện thoại di động.

- Mức sống của người dân được nâng cao.

- Sự quan tâm của nhà nước trong việc thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghệ thông tin cũng như thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm số.

Bên cạnh những cơ hội đó, các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm kỹ thuật số hiện nay phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của hàng nhập lậu, hàng ngoài luôn tràn ngập tại Việt Nam. Các sản phẩm chính hãng khó mà so được với sản phẩm ngoài luồng về tốc độ ra mắt sản phẩm mới và giá cả của các sản phẩm ngoài luồng luôn rẻ hơn vì không phải nộp thuế và các chi phí khác.

Một khó khăn nữa đặt ra cho các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm kỹ thuật số tại Việt Nam đó là vấn đề bảo hành và sửa chữa sản phẩm. Hầu hết các sản phẩm kỹ thuật số đều là sản phẩm nhập khẩu, không được sản xuất tại Việt Nam, vì vậy khi sản phẩm bị hỏng, lỗi thì nếu đã hết thời hạn bảo hành, người tiêu dùng đành vất đi mà không biết phải sửa ở đâu. Ông Lê Quang Vũ, giám đốc công ty CDC, đơn vị phân phối đa dạng các thiết bị giải trí kỹ thuật số của Hàn Quốc nhận định về vấn đề sửa chữa bảo hành sản phẩm số: “Hiện tại ở Việt Nam, các trung tâm sửa chữa điện tử chưa làm được việc này. Một phần vì sản phẩm công nghệ thường có trục trặc ở phần mềm, nguyên nhân chủ yếu do virut nên cần phải có sự hỗ trợ phần mềm từ chính hãng để xử lý”. 15

Không phải chưa có ai nghĩ đến việc cho ra đời một trung tâm xử lý sự cố cho các thiết bị số, tuy nhiên việc này đòi hỏi một sự đầu tư lớn, phức tạp cả về năng lực, trình độ kỹ thuật cũng như thiết bị chuyên dụng. Các loại thiết bị số đa

dạng về chủng loại và nơi sản xuất nên việc triển khai kỹ thuật, tiếp nhận công nghệ mới nhất do nhà cung cấp chuyển giao là rất khó, điều này đặt ra cho các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm số những khó khăn thách thức không dễ dàng vượt qua.

Thị trường sản phẩm kỹ thuật số ở Việt Nam là thị trường có tiềm năng phát triển lớn nhưng còn khá nhiều khó khăn mà chính phủ, các doanh nghiệp cũng như mỗi người tiêu dùng phải có nhiều nỗ lực mới có thể đạt được trình độ và quy mô như các nước phát triển trên thế giới. Thị trường này đã trải qua một chặng đường dài phát triển, và sẽ còn một chặng đường dài phía trước.

2.2 Thực trạng hoạt động PR đối với các sản phẩm kỹ thuật số tại Việt Nam trong những năm gần đây. trong những năm gần đây.

2.2.1 Vài nét về PR tại Việt Nam từ năm 1996 đến nay.

PR thâm nhập vào thị trường Châu Á chậm hơn so với Châu Mỹ và Châu Âu, vì vậy trước những năm 1996, các doanh nghiệp việt Nam và người dân hầu như không biết đến khái niệm PR. Lúc đó, phần lớn người ta mới biết đến quảng cáo và một vài kiến thức về Marketing mà thôi. Sau những năm 1996, PR bắt đầu thâm nhập vào Việt Nam và dần dần khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và phát triển rất mạnh trong khoảng 5 đến 7 năm trở lại đây. Hiện nay, PR đang trở thành một trong những nghề hấp dẫn nhất Việt Nam. Các công ty PR, các công ty tổ chức sự kiện theo ước tính tăng trưởng trung bình khoảng 30% hàng năm.

Sau thời kì đổi mới, nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến đổi, các công ty liên doanh và có vốn đầu tư nước ngoài thành lập, các công ty đa quốc gia xuất hiện tại Việt Nam. Chính làn sóng đầu tư nước ngoài này đã đem PR đến với Việt Nam và là nhân tố tích cực thúc đẩy sự phát triển của PR tại Việt Nam. Ngành PR là một ngành khá non trẻ tại Việt Nam, chỉ hơn 10 năm tuổi đời, nhưng đã có tác động ảnh hưởng lớn đến các hoạt động và quan niệm về kinh doanh của các doanh nghiệp, và cũng đạt được những thành tựu nhất định trong chặng đường khá ngắn của mình. Có thể khái quát về PR Việt Nam như sau:

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động PR cho sản phẩm kỹ thuật số tại Việt Nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w