Một số vấn đề đáng lưu ý:

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động PR cho sản phẩm kỹ thuật số tại Việt Nam (Trang 61 - 62)

Như đã trình bày ở phần một của chương này, hiện nay tại thị trường bán lẻ các sản phẩm số ở Việt Nam có khá nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ. Không thể phủ nhận vai trò của những doanh nghiệp này trong việc phân phối sản phẩm tới người tiêu dùng. Những doanh nghiệp này với số vốn nhỏ và số nhân viên ít nên đa phần là chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động PR. Hơn nữa, các doanh nghiệp này chỉ là nhà phân phối, nhà bán lẻ các sản phẩm số đã có thương hiệu trên thị trường nên họ cho rằng chỉ cần là hàng chính hãng, lại là sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng là sẽ bán được hàng, thậm chí còn thu hút khách hàng bằng cách bán hàng ngoài luồng, kém chất lượng nhưng giá rẻ. Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ không những không coi trọng thương hiệu của chính mình mà cũng không quan tâm nhiều đến việc PR cho các sản phẩm mà họ kinh doanh. Họ hài lòng với những nhóm khách hàng quen thuộc trong khu vực vì họ nghĩ rằng, nếu có nhiều lượng khách hàng hơn nữa, họ cũng chưa chắc đã đáp ứng hết. Những hành động của họ đôi lúc có thể mang đến những ấn tượng không tốt về sản phẩm cho người tiêu dùng. Ví dụ như khá nhiều doanh nghiệp (công ty máy tính Appplo, công ty máy tính Toàn Hưng, công ty hi-phone Việt Nam, didong.vn...) sử dụng một phương pháp mà họ gọi là “PR trực tuyến” là gửi tin nhắn quảng cáo hoặc gửi link, hoặc gửi các câu chuyện nhằm nâng cao hình ảnh của họ qua Yahoo Messenger cho mọi người. Đây là hình thức mà nhiều người vẫn gọi là “spam tin nhắn”, rất gây khó chịu cho mọi người. Mọi người khó chịu đến mức nghe đến tên là đã muốn bực mình.

Yếu tố sáng tạo luôn là yếu tố quan trọng quyết định thành công của các hoạt động PR, muốn hoạt động PR của mình gây được ấn tượng lâu trong trí nhớ người tiếp nhận, các nhà PR phải đưa ra được những yếu tố hấp dẫn hoặc khác biệt. Không cần phải đạt một lúc nhiều tiêu chí, nhưng có thể tập trung vào một tiêu chí nổi bật nào đó. Các hoạt động PR hiện nay tuy rầm rộ nhưng rất dễ bắt

chước nhau nên có rất ít hoạt động có thể ghi vào trí nhớ công chúng. Hiện tượng “Nhật Cường” là một ví dụ.26 Trước đây Nhật Cường chỉ là một website cung cấp thông tin, giới thiệu và bán lẻ điện thoại di động bình thường, những website như vậy hiện nay có rất nhiều. Tuy nhiên khi Nhật Cường đưa ra phương thức đấu giá ngược mua điện thoại rất hấp dẫn thì hầu hết mọi người đều biết đến Nhật Cường. Giới truyền thông cũng tự tìm đến và từ đó Nhật Cường đã trở thành một thương hiệu rất riêng với ấn tượng “đấu giá ngược” – mua điện thoại với giá rẻ bất ngờ. Hiện nay, những hoạt động gây được ấn tượng và được nhiều người chú ý như thế vẫn chưa nhiều.

Điều này có thể giải thích do hoạt động nghiên cứu thị trường còn yếu. Hoạt động nghiên cứu thị trường chưa được chú ý do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm số ở Việt Nam đa số là nhập khẩu từ nước ngoài về, không tự sản xuất được nên xuất hiện suy nghĩ: đã có sẵn sản phẩm, chỉ cần chú trọng vào xúc tiến bán hàng, khuyến mại hay tìm cách quảng cáo mà quên mất nhiệm vụ nghiên cứu thị trường. Trong môi trường cạnh tranh lớn như hiện nay, nếu không nắm bắt nhanh nhạy nhu cầu của khách hàng, các hoạt động của đối thủ thì rất có thể sẽ bị đối thủ dành mất thị phần, hoặc để đối thủ lợi dụng bôi nhọ hình ảnh của chính mình. Như chúng ta thấy, thế giới kỹ thuật số rất nhanh nhạy, máy ảnh kỹ thuật số đầu tiên xuất hiện chưa lâu, hàng loạt các hãng đã tung ra sản phẩm này. Hôm nay chiếc điện thoại đầu tiên có thể chụp ảnh thì chẳng bao lâu sau hầu hết các nhãn hiệu đã có máy điện thoại chụp ảnh, hơn nữa độ sắc nét của hình ảnh lại ngày càng được cải thiện. Như ở chương 1 đã phân tích, nếu làm chưa đúng quy trình của một hoạt động PR, không thường xuyên đánh giá tình hình thì không thể có một chiến lược PR hiệu quả.

2.2.3. Đánh giá chung về thực trạng PR cho các sản phẩm kỹ thuật số tại Việt Nam Nam

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động PR cho sản phẩm kỹ thuật số tại Việt Nam (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w