Thị trường máy tính xách tay:

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động PR cho sản phẩm kỹ thuật số tại Việt Nam (Trang 36 - 39)

Mặc dù vẫn còn chiếm vị trí đa số trong thị trường máy tính cá nhân, nhưng máy tính để bàn (desktop) đang bị đe doạ soán ngôi bởi máy tính xách tay (laptop), từng được xem là một mặt hàng xa xỉ. Sau một phần tư thế kỷ luôn chiếm vị trí cao trong danh sách thiết bị văn phòng của các công ty, desktop đang mất dần ưu thế của mình cho laptop vì không thể thoả mãn yêu cầu về tính di động của người sử dụng. Do nhu cầu của công việc, những doanh nhân năng động và bận rộn ngày càng phải đi lại nhiều hơn, và cũng thường xuyên phải sử dụng đến máy tính hoặc phải online check mail thường xuyên hơn. Theo công ty nghiên cứu thị trường IDC, năm 1999, tỷ lệ số người dùng laptop trên số người dùng máy tính là một – năm, nhưng tỷ lệ hiện nay là một – ba và trong vài năm nữa, con số này sẽ vượt quá 50%. Trong nhiều năm qua, mức tăng trưởng về doanh số của laptop trên thế giới tăng gấp đôi so với desktop, và mức chênh lệch giá bản giữa laptop và desktop cũng đang được thu hẹp dần một cách đáng kể nhờ giá thành giảm đi do chi phí sản xuất màn hình giảm đi nhanh chóng. Các thông kê cho thấy, trong khi thị trường máy tính để bàn chỉ tăng với tốc độ 15% mỗi năm thì thị trường máy tính xách tay tăng với nhịp độ 25%.10

Cả hai công ty nghiên cứu thị trường nổi tiếng nhất thế giới, IDC và Gartner đều cho biết, lượng máy tính cá nhân bán ra trên toàn cầu trong quý II vừa qua tăng mạnh do nhu cầu lớn ở thị trường châu Á và Mỹ. Khu vực Đông Á, không tính Nhật Bản vẫn là thị trường phát triển mạnh nhất, với tốc độ tăng trưởng đạt 20%, theo IDC, nếu tính riêng mặt hàng máy tính xách tay, mức tăng trưởng ở thị trường này còn kinh khủng hơn nhiều, ở mức 50%. Đạt được mức

tăng trưởng đó là do sự cạnh tranh mạnh mẽ của các hãng sản xuất và nhu cầu máy tính xách tay ngày một cao tại thị trường này.

HP hiện nay được coi là nhà sản xuất máy tính lớn nhất thế giới. Theo IDC, HP đang chiếm 19,3% thị phần còn Dell có 15%, trong khi đó theo Gartner thì 18,2% thuộc về HP và 16,1% là của Dell. Theo sau đó là hãng Acer, chiếm 6,8% thị phần.11

Tại Việt Nam, thị trường máy tính xách tay cũng rất sôi động trong những năm gần đây. Cũng là những sản phẩm số di động (có thể mang theo người, không cố định một chỗ), nhưng máy tính xách tay khác hẳn so với di động, máy ảnh hay máy nghe nhạc. Không phải ai cũng có nhu cầu sử dụng một chiếc máy tính xách tay, sử dụng một chiếc máy tính cũng không dễ dàng và giá của những chiếc máy tính xách tay so với thu nhập của người dân Việt Nam vẫn còn khá cao. Một người lao động bình thường có thể vẫn muốn có một chiếc điện thoại để liên lạc, một chiếc máy ảnh để chụp hình lưu niệm, một cái máy nghe nhạc để giải trí, nhưng không cần thiết phải có một chiếc máy tính xách tay. Trong một thời gian, máy tính xách tay là sản phẩm của những người có thu nhập cao và những người mà công việc đòi hỏi. Bởi thế một chiếc máy tính xách tay còn mang ý nghĩa sang trọng và sành điệu nữa. Thế nhưng trong một vài năm trở lại đây, do giá thành của những chiếc laptop giảm, nhu cầu sử dụng laptop lại cao, nên việc sử dụng laptop cũng không còn là xa lạ nữa. Trong khảo sát của tác giả khoá luận trên giới trẻ tại các thành phố lớn, hiện nay có trên 30% người sử dụng laptop, điều đó có thể cho thấy sự phổ biến của laptop tại Việt Nam.

Người tiêu dùng Việt Nam có thể lựa chọn các nhãn hiệu: Acer, BenQ, Toshiba, Fujitsu, IBM, NEC, Apple, Dell, HP, Vai0, Panasonic, Lenovo, Gigabyte... Trong số đó, Acer được coi là nhãn hiệu dẫn đầu. Theo báo cáo nghiên cứu thị trường quý I năm 2007 của IDC, Acer chiếm vị trí cao nhất về số lượng máy tính bán ra tại thị trường Việt Nam. Theo số liệu khảo sát của IDC, so với quý IV năm 2006, tổng số lượng máy tính mang nhãn hiệu Acer bán ra thị trường Việt Nam tăng 24,8% và đạt mức 21 398 chiếc, chiếm 7,2% thị phần. So

với cùng kỳ nagưm ngoái, tốc độ tăng trưởng đạt 333,5%. Cũng theo báo cáo này, Acer tiếp tục giữ vị trí hãng sản xuất máy tính xách tay số một tại Việt Nam trong quý I năm 2007 với 50,5% thị phần. 12

Thị trường máy tính xách tay tại Việt Nam là một thị trường có tiềm năng phát triển rất lớn. Với tốc độ phát triển của công nghệ thông tin và với thực trạng mức sống người dân ngày một tăng cao như hiện nay, nhu cầu sử dụng laptop cũng tăng nhanh, hứa hẹn một thị trường nóng cho các hãng sản xuất máy tính xách tay.

2.1.2 Đánh giá thị trường kỹ thuật số Việt Nam.

Đối với tầng lớp người tiêu dùng có thu nhập thấp, hiện nay những sản phẩm số này vẫn còn khá xa lạ, nhưng điều đó lại cho thấy tiềm năng phát triển của những sản phẩm này ở Việt Nam là khá mạnh mẽ. Thời nay, điện thoại di động có mặt ở khắp mọi nơi, từ những người bán rau, bác xe ôm cho đến những bạn học sinh chỉ dùng máy để bố mẹ quản lý. Và sự xuất hiện ngày càng nhiều của các quán cafe wifi là bằng chứng không thể phủ nhận cho việc số người sử dụng máy tính xách tay mỗi ngày một nhiều thêm.

Cũng trong điều tra nói trên của tác giả khoá luận, 57% cho rằng các sản phẩm kỹ thuật số đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của họ, 37,6% cảm thấy cần thiết phải sử dụng và chỉ có 0,57% cho rằng không cần thiết phải sử dụng những loại sản phẩm này. Điều đó cho thấy một tương lai không xa, số người nhận thấy sự quan trọng của những sản phẩm kỹ thuật số trong cuộc sống của họ sẽ ngày càng tăng lên khi internet, công nghệ và những sản phẩm công nghệ hiện đại vươn tới những khu vực chưa phát triển trong nước.

Thị trường điện thoại di động Việt Nam hiện nay đang có sự góp mặt của rất nhiều các công ty lớn, các công ty phân phối độc quyền hay phân phối chính thức, trong đó hãng FPT vẫn là hãng lớn nhất, chiếm phần lớn thị trường. Thị trường bán lẻ cũng rất phong phú bao gồm đại lý của các đại gia như: FPT, hệ thống bán lẻ ĐTDĐ Nettra, hệ thống bán lẻ của hãng Viettel Telecom, Thế giới di động và hàng loạt những công ty vừa và nhỏ khác Toàn Anh, Phúc Anh,

Huyền mobile, Hải mobile … Có thể nói, thị trường điện thoại di động là thị trường sôi động nhất trong các sản phẩm số, với sự tham gia của hàng ngàn công ty, cửa hàng, chi nhánh, đại lý… Ngoài ra, những hệ thống bán lẻ này còn được hỗ trợ bởi một lực lượng hùng hậu các website, diễn đàn bán lẻ có, giới thiệu sản phẩm có, mua bán trao tay có…Một số website nổi tiếng như: thegioididong.com, fptmobile.com.vn, didong.vn, muare.vn, dienthoai.com.vn, muabandtdd.com, thongtinmobile.com, trungtamdidong.com, huyen.com.vn, nhatcuong.com...13

Thị trường bán lẻ máy ảnh kỹ thuật số ở Việt Nam kém phát triển và sôi động hơn so với thị trường điện thoại di động, nhưng cũng có khá nhiều các công ty vừa và nhỏ tham gia vào thị trường này. Lê Bảo Minh là nhà phân phối Canon chính thức tại Việt Nam, hãng Sony có trụ sở tại Tp Hồ Chí Minh, cùng một số công ty, cửa hàng khác như: Superdigital, Techland, Fintec, Trần Anh, Future Computer, The 220... 14 Những cửa hàng và công ty như vậy khá nhiều, và là những mắt xích quan trọng trong khâu phân phối sản phẩm và giới thiệu sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên về chất lượng hay bảo hành thì các cửa hàng này vẫn phải phụ thuộc khá nhiều vào nhà cung cấp chính hoặc các công ty lớn, và hiện tượng có bán lẫn hàng ngoài, hàng kém chất lượng cũng hay xảy ra.

Một số công ty chuyên kinh doanh các mặt hàng công nghệ cao là những nhà cung cấp chính mặt hàng máy nghe nhạc chính hãng và đặc biệt là máy tính xách tay tại Việt Nam. Hiện nay người tiêu dùng vẫn tin tưởng mua hàng ở những trung tâm lớn này để yên tâm về chất lượng vào bảo hành, có thể kể ra như: Trần Anh, Phúc Anh, Vĩnh Trinh, Thế giới máy tính, Máy tính Hà Nội, Máy tính xách tay, Westcom, FPT...

Có thể nhận thấy những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường kỹ thuật số tại Việt Nam là:

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động PR cho sản phẩm kỹ thuật số tại Việt Nam (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w