Về hoạt động tổ chức sự kiện

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động PR cho sản phẩm kỹ thuật số tại Việt Nam (Trang 57 - 59)

Trong những năm gần đây, hàng loạt các sự kiện PR đã được các công ty PR chuyên nghiệp tổ chức, thu hút sự quan tâm của khá nhiều người. Riêng các sự kiện PR cho các sản phẩm kỹ thuật số thường có quy mô lớn, do giá trị của những mặt hàng này cao, tập trung vào những người có thu nhập cao. Đặc biệt, có những sự kiện đã được tổ chức hàng năm như: triển lãm VN Telecom chu kỳ tổ chức 02 năm một lần tại Tp Hồ Chí Minh, bình chọn sản phẩm số “Vietnam Digital Award” hàng năm, hoặc các triển lãm, sự kiện tổ chức có quy mô khác như: triển lãm và hội nghị Truyền Thông Quốc tế - Vietnam comm 2007, chợ Công nghệ và Thiết bị Techmart Việt Nam 2007 tổ chức tại Đà Nẵng, triển lãm công nghệ cao của Nokia tại Việt Nam 2004...

Cách đây không lâu, hãng điện thoại di động Motorolla tung ra dòng máy V3 màu đen đã chọn công ty Masso đảm nhận phần PR. Dựa trên nền đen sang trọng và đối tượng khách hàng thuộc thành phần cao cấp, chương trình PR rất ấn tượng với màn trình diễn thời trang cao cấp do các top model trình diễn tại một khách sạn sang trọng. Sự kiện này rất ấn tượng với những người tham gia và nhờ đó thu hút được sự chú ý của giới truyền thông. Một ví dụ khác, giữa tháng 8 vừa qua, hãng Canon đã tổ chức cuộc thi “ngày sáng tác ảnh nhanh” với hai chủ đề “dấu ấn lịch sử” và “bánh xe” 24. Cuộc thi này đã thu hút sự chú ý của khá nhiều nhiếp ảnh gia, những nhà nhiếp ảnh không chuyên và người dân Hà Nội. Giới nhiếp ảnh thường cho là máy ảnh kỹ thuật số không thể thay thế được máy ảnh truyền thống vì máy ảnh số không thể chụp được những bức ảnh nghệ

thuật, thậm chí có một thời gian các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp còn tẩy chay dùng máy ảnh kỹ thuật số. Những cuộc thi như trên đã khiến ấn tượng này dần dần phai mờ, ngày nay những nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp thậm chí còn rất thích sử dụng máy ảnh kỹ thuật số cao cấp, cho phép chỉnh sửa cự li, ánh sáng và góc nhìn như máy ảnh truyền thống.

Tuy nhiên, có khá nhiều sự kiện PR cho sản phẩm số được tổ chức với quy mô lớn nhưng chưa tận dụng hết cơ hội để nâng cao hiệu quả, đôi lúc là lãng phí nguồn lực. Đối với riêng sản phẩm kỹ thuật số, theo khảo sát trên 500 người của tác giả khóa luận, trên 50% người tỏ ra không hay đến xem các chương trình triển lãm, nếu có đến xem thì trên 54% chỉ có mục đích tham quan và tò mò. Mặc dù vậy, có khá nhiều triển lãm, hội chợ được tổ chức cho các sản phẩm kỹ thuật số, đa số người xem tập trung vào các gian hàng bán đồ có giá trị thấp, hoặc những nơi miễn phí, nhưng nơi bắt mắt. Điều này có thể giải thích rằng triển lãm với mục đích PR không phải là vì mục đích bán hàng, tuy nhiên hoạt động PR trong mỗi gian hàng này là khá yếu. Chính sự mâu thuẫn này dẫn đến khá nhiều hội chợ công nghệ, triển lãm công nghệ được xem như thất bại, cho dù đó là công cụ của PR hay xúc tiến bán hàng.

Hiện tượng nhiều triễn lãm chỉ có chủ và vài người khách ít ỏi cũng đã từng xảy ra với những hội chợ và triển lãm công nghệ. Nhiều gian hàng trình bày đơn điệu, trông giống hệt như một cửa hàng bình thường, trong khi đa phần những người đến với triễn lãm chỉ là để thăm quan và “xem” sản phẩm. Vì thế muốn gây ấn tượng và thu hút khách hàng trong những triển lãm thì cần phải chú ý vào hình ảnh và dịch vụ, cũng như thái độ và cung cách đón tiếp của nhân viên trong gian hàng. Tại triển lãm VN computer World Expo năm 2007 tại Tp Hồ Chí Minh, gian hàng của ASUS trưng bày chiếc xe hơi thể thao “Lamborghini” - là chiếc xe nổi tiếng mà nhiều người đã từng tiếm kiếm và mới nhập khẩu vài chiếc vào Việt Nam. Gian hàng lập tức thu hút rất đông người tham quan, và đó là lúc nhân viên giải thích cho họ: “Có mối liên hệ nào giữa ASUS và Lamborghini?”. ASUS là hãng sản xuất máy tính xách tay nổi tiếng trên thế giới, và cho dù là giải thích bằng cách nào thì điều quan trọng là mọi

người đến hội chợ không thể quên thương hiệu ASUS với hình ảnh chiếc xe Lamborghini sành điệu, khỏe khoắn.

Theo điều tra của tác giả khóa luận, khi đặt câu hỏi với gần 500 người: “Hoạt động nào gần đây của các hãng kinh doanh sản phẩm kỹ thuật số mà bạn nhớ?” Thì đến hơn 60% không thể nhớ ra hoạt động nào, trong 40% còn lại, hơn một nửa nghĩ ngay đến các chương trình khuyến mại khá rầm rộ: 5 công ty máy tính ở Hà Nội đồng loạt giảm giá linh kiện máy tính, Appple tung ra Ipod Touch và giảm giá iPhone, Laptop đang giảm giá... Chỉ một số rất ít chỉ ra những chương trình, sự kiện như: Ngày sáng tác ảnh nhanh của Canon, chương trình ra mắt và quảng bá cho N - series điện thoại Nokia, chương trình giới thiệu sản phẩm mới của Motorolla... Như vậy có thể thấy: tuy các sự kiện và hoạt động PR cho các sản phẩm số đang diễn ra, nhưng chưa có ảnh hưởng đáng kể đến người tiêu dùng và các nhóm khách hàng khác nhau. Điều đó cho thấy các nhà PR tổ chức sự kiện chưa đánh trúng sở thích của người tham gia, họ nghe đến, hoặc ghé qua mà không có chút ấn tượng nào.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động PR cho sản phẩm kỹ thuật số tại Việt Nam (Trang 57 - 59)