PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH BẠC LIÊU

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh tại Oricombank – chi nhánh Bạc Liêu (Trang 42 - 47)

- Nhìn chung hoạt động kiều hối và chuyển tiền Western Union của ngân hàng

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH BẠC LIÊU

PHƯƠNG ĐÔNG - CHI NHÁNH BẠC LIÊU

4.1. PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG CỦA NGÂN HÀNG

4.1.1. Phân tích cơ cấu tài sản

Khi phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh thì việc phân tích cơ cấu tài sản là một trong những khoản mục quan trọng giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình tài sản hiện có của ngân hàng, từ đó có thể đánh giá một cách chính xác về việc sử dụng tài sản có hiệu quả hay không trong việc phát triển và nâng cao hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Để tìm hiểu xem cơ cấu tài sản mang lại lợi ích gì cho ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Bạc Liêu, chúng ta xem xét bảng số liệu dưới đây:

Bảng 3: TÌNH HÌNH CƠ CẤU TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH BẠC LIÊU QUA 3 NĂM 2005 – 2007

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Tỷ trọng (%) Năm 2006 Tỷ trọng (%) Năm 2007 Tỷ trọng (%) Tổng tài sản 92.305 100 160.997 100 345.657 100 Tồn quỹ tiền mặt 14 0,015 565 0,35 759 0,22

Dư nợ cho vay 92.010 99,68 160.042 99,4 344.200 99,6

TSCĐ 258 0,28 312 0,19 536 0,16

Sử dụng vốn khác 23 0,024 78 0,05 162 0,05

(Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Bạc Liêu năm 2005 – 2007)

Qua bảng phân tích cơ cấu tài sản, ta thấy tỷ trọng của khoản dư nợ cho vay (các tổ chức kinh tế, cá nhân) chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng cơ cấu tài sản. Cụ thể là năm 2005 chiếm 99,68%, năm 2006 chiếm 99,4% và năm 2007 chiếm 99,6%. Theo xu hướng chung của ngân hàng, khoản cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân được đánh giá là tích cực vì nó không để vốn bằng tiền quá nhiều mà đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng vòng quay vốn hoặc trả nợ và ngân hàng cũng cần phải có một lượng tiền thích hợp để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự dư nợ cho vay chiếm một

tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn cho ta thấy được sự hiệu quả của ngân hàng trong khâu tận dụng nguồn tiền nhàn rỗi của mình. Qua bảng trên ta thấy tồn quỹ tiền mặt năm 2005 chiếm 0,015%, sang năm 2006 tăng lên 0,35% và đến năm 2007 giảm còn 0,22% trong cơ cấu tài sản. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã hoạt động có hiệu quả và không để lượng tiền mặt quá nhiều trong quỹ. Về tài sản thì việc phân tích khoản mục TSCĐ giúp cho nhà quản trị có cách nhìn tổng quát về loại tài sản cũng như việc hoạch định vốn bổ sung cho việc đầu tư mua sắm TSCĐ. Năm 2005 tỷ trọng TSCĐ là 0,28%, sang năm 2006 là 0,19% và đến năm 2007 TSCĐ chiếm 0,16% trong cơ cấu tài sản của ngân hàng. Qua phân tích cho thấy TSCĐ chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ trong cơ cấu tài sản. Qua đó thể hiện được mức độ sử dụng tài sản của ngân hàng chưa cao. Nếu xét riêng từng năm thì ta thấy rằng sự chênh lệch TSCĐ này là không đáng kể. Điều đó cho thấy ngân hàng chưa thật sự đầu tư vào TSCĐ để ổn định mức sản xuất lâu dài cho nên có thể gặp khó khăn khi nhu cầu tăng vọt. Vì vậy ngân hàng cần có một chính sách hợp lý hơn nhằm nâng cao tỷ trọng TSCĐ trong cơ cấu tài sản của mình nhằm giúp cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả cao hơn nữa.

4.1.2. Phân tích tình hình biến động tài sản

Cùng với việc phân tích cơ cấu tài sản thì tình hình biến động tài sản cũng thể hiện được phần nào hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mà cụ thể là tình hình biến động tài sản của ngân hàng Phương Đông chi nhánh Bạc Liêu trong những năm qua đã có sự chuyển biến tốt đẹp và được thể hiện rõ nét qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 4: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH BẠC LIÊU QUA 3 NĂM 2005 – 2007

ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2005 2006 2007 Số tiền2006/2005% Số tiền2007/2006% Tổng tài 92.305 160.997 345.657 68.692 74,4 184.660 114,69

sản Tồn quỹ tiền mặt 14 565 759 551 3935,7 194 343 Dư nợ cho vay 92.010 160.042 344.200 68.032 73,9 184.158 115,07 TSCĐ 258 312 536 54 20,93 224 71,79 Sử dụng vốn khác 23 78 162 55 239,1 84 107,69

(Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Bạc Liêu năm 2005 – 2007)

Sau khi xem xét số liệu ta thấy rằng tổng tài sản của ngân hàng có sự thay đổi rõ rệt qua các năm. Cụ thể là năm 2006 tổng tài sản của ngân hàng Phương Đông Bạc Liêu đạt 160.997 triệu đồng tăng 68.692 triệu đồng tương đương tăng 74,4% so với năm 2005. Đến năm 2007 con số này lên tới 345.657 triệu đồng tăng 184.660 triệu đồng tương đương tăng 114,69% so với năm 2006. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do tồn quỹ tiền mặt năm 2006 tăng 551 triệu đồng tương đương tăng 3935,7% so với năm 2005 và tiền mặt tại quỹ năm 2007 tăng 194 triệu đồng tương đương tăng 34,3% so với năm 2006. Thêm vào đó dư nợ cho vay tăng cao, cụ thể là dư nợ cho vay năm 2006 tăng 68.032 triệu đồng tương đương tăng 73,9% so với năm 2005. Sang năm 2007 dư nợ cho vay lên tới 344.200 triệu đồng tăng 184.158 triệu đồng tương đương tăng 115,07% so với dư nợ cho vay của năm 2006. Nguyên nhân làm cho dư nợ cho vay tăng lên là do nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng trên địa bàn ngày càng tăng cao nên họ cần nhiều vốn để hoạt động đặc biệt là các nguồn vốn vay dài hạn. Bên cạnh đó TSCĐ của ngân hàng cũng tăng qua các năm, cụ thể là năm 2006 trị giá TSCĐ của chi nhánh là 312 triệu đồng tăng 54 triệu đồng tương đương tăng 20,93% so với năm 2005. Sang năm 2007, TSCĐ của ngân hàng lên tới 536 triệu đồng tăng 224 triệu đồng tương đương tăng 71,79% so với năm 2006. Trị giá TSCĐ tăng mạnh là do ngân hàng mở rộng thêm phòng giao dịch, mua sắm thêm thiết bị, máy móc công nghệ hiện đại để phục vụ cho các nghiệp vụ của ngân hàng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Ngoài ra sử dụng vốn khác của ngân hàng cũng tăng đều qua các năm, cụ thể là năm 2006 tăng 55 triệu đồng tương đương tăng 239,1% so với năm 2005. Đến năm 2007 sử dụng vốn khác của ngân hàng đạt tới 162 triệu đồng tăng 84 triệu đồng tương đương tăng 107,69% so với năm 2006. Qua đó cho thấy tình hình biến động tài

sản của ngân hàng Phương Đông chi nhánh Bạc Liêu đang có chiều hướng diễn biến tốt đẹp và đầy hứa hẹn cho một kết quả kinh doanh cao hơn nữa trong thời gian sắp tới.

4.2. PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN NGUỒN VỐN

4.2.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Vốn là một trong những nhân tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, nó đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng. Chính vì vậy việc phân tích cơ cấu nguồn vốn sẽ giúp cho ngân hàng có cái nhìn tổng quát hơn về nguồn vốn hoạt động của mình để từ đó có những chiến lược kinh doanh thích hợp nhằm mang lại hiệu quả cao hơn nữa trên bước đường kinh doanh đầy sự cạnh tranh của các ngân hàng bạn.

Bảng 5: TÌNH HÌNH CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH BẠC LIÊU QUA 3 NĂM 2005 – 2007

ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2005 TỶ TRỌNG (%) NĂM 2006 TỶ TRỌNG (%) NĂM 2007 TỶ TRỌNG (%) Vốn huy động 24.751 26,8 78.019 48,5 317.355 91,8 Vốn vay, điều hoà 61.341 66,5 80.584 50,1 28.302 8,2 Các nguồn vốn khác 6.258 6,7 2.394 1,4 - - Tổng 92.305 100 160.997 100 345.657 100

(Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Bạc Liêu năm 2005 – 2007)

Qua bảng phân tích cơ cấu vốn của ngân hàng Phương Đông chi nhánh Bạc Liêu ta thấy nguồn vốn vay, điều hoà chiếm tỷ trọng khá cao và có xu hướng giảm dần qua các năm trong tổng nguồn vốn của chi nhánh. Cụ thể là vốn điều hoà năm 2005 chiếm 66,5%, năm 2006 chiếm 50,1% nhưng đến năm 2007 chỉ còn 8,2% trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn và có thể tự chủ động trong nguồn vốn của mình nên đã giảm bớt được vốn vay và vốn điều hoà từ Hội sở. Một trong những nguyên nhân làm cho vốn vay, điều hoà giảm xuống là do ngân hàng đã mở rộng được công tác huy động vốn và nguồn

vốn huy động ngày càng tăng cao qua các năm. Cụ thể là năm 2005 vốn huy động chiếm 26,8%, sang năm 2006 chiếm tới 48,5% và đến năm 2007 thì vốn huy động của chi nhánh đã chiếm tới 91,8% trong tổng cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng.

Tuy nhiên để chủ động hơn trong việc cho vay của mình thì ngân hàng Phương Đông chi nhánh Bạc Liêu phải xây dựng kế hoạch phát triển nguồn vốn huy động tại chỗ, coi đây là điều kiện cần thiết để phục vụ nghiệp vụ của mình. Thêm vào đó việc áp dụng cơ chế lãi suất linh hoạt, phí dịch vụ ngân hàng, chính sách khách hàng ưu đãi, tiếp thị và chăm sóc khách hàng có trọng tâm, trọng điểm đã nâng tổng lượng khách hàng đến giao dịch tại Oricombank tăng lên. Bên cạnh đó, với chủ trương đa dạng hoá nguồn vốn huy động đã góp phần bổ sung vào nguồn vốn, tăng thanh khoản và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Phương Đông chi nhánh Bạc Liêu. Với cơ cấu vốn như trên, OCB vẫn tiếp tục giữ vững và phát huy ưu thế về giá vốn của mình một cách thuận lợi hơn trong tương lai.

4.2.2. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn

Bên cạnh việc xem xét cơ cấu nguồn vốn thì tình hình biến động của nguồn vốn cũng đóng một vai trò không nhỏ trong hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Trong những năm qua nguồn vốn của ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Bạc Liêu đã có sự biến động theo chiều hướng tốt đẹp góp phần nâng cao hiệu quả trong việc phát triển hoạt động kinh doanh hiện tại và tương lai của ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 6: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH BẠC LIÊU QUA 3 NĂM 2005 – 2007

ĐVT: Triệu đồng

CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh tại Oricombank – chi nhánh Bạc Liêu (Trang 42 - 47)