- Chuyển đổi thói quen của các doanh nghiệp XNK Việt Nam trong việc sử
3.3.2 Kiến nghị đối với doanh nghiệp:
- Tuyệt đối xem trọng chất lượng và uy tín trong cung ứng dịch vụ.
- Luôn chú trọng nâng cao trình độ nhân viên và tạo môi trường làm việc tốt
phát huy cao nhất sức mạnh tập thể trong hoạt động kinh doanh.
- Có tầm nhìn chiến lược trong hoạch định kinh doanh và đầu tư.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Qua việc phân tích các tồn tại, cơ hội, thách thức ở Chương 2 cũng như xem xét các mục tiêu, căn cứ và quan điểm phát triển logistics, tác giảđã đưa ra 2 nhóm giải pháp vi mô và vĩ mô có tính khả thi cao. Ở nhóm giải pháp vĩ mô, những giải pháp có gián tiếp tác động mạnh đến hoạt động logistics, tác giảđặc biệt quan tâm
đến vai trò của Chính phủ, của Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam VIFFAS và cơ sở hạ tầng ở nước ta. Ngoài ra, cũng không thể xem nhẹ vai trò của ngành Hải quan, chất lượng nguồn nhân lực và hệ thống luật pháp Việt Nam.
Đối với nhóm giải pháp vi mô, bằng việc cải tiến chất lượng dịch vụ, củng cố
nội lực, đẩy mạnh tiếp thị và ứng dụng công nghệ thông tin, các doanh nghiệp logistics Việt Nam có thể tăng cường sức mạnh cạnh tranh, xác lập vị thế của mình trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay
Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra các kiến nghị đối với nhà nước nói chung và các doanh nghiệp logistics Việt Nam nói riêng nhằm giúp cho hoạt động logistics trong giao nhận vận tải biển quốc tế tại Việt Nam có thể phát triển một cách mạnh mẽ và bền vững.