Đánh giá về nguồn nhân lực của các doanh nghiệp logistics Việt Nam:

Một phần của tài liệu 10 Thực trạng và những giải pháp phát triển Logistics trong giao nhận vận tải biển quốc tế tại Việt Nam đến năm 2015 (Trang 39 - 42)

9 Dự án liên doanh giữa Prudential và Busan Authority Port của Hàn Quốc Tuy

2.2.4Đánh giá về nguồn nhân lực của các doanh nghiệp logistics Việt Nam:

Theo VIFFAS, hiện chưa có thống kê chính xác về nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động logictics Việt Nam. Nếu chỉ tính riêng các công ty thành viên Hiệp Hội (có đăng ký chính thức), tổng số nhân viên vào khoảng 5.000 người. Đây là lực lượng lao động được coi là chuyên nghiệp. Ngoài ra, ước tính có khoảng 10.000– 15.000 người thực hiện dịch vụ logistics bán chuyên nghiệp hoặc chuyên nghiệp khác nhưng chưa tham gia hiệp hội. Các nguồn nhân lực nói trên được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau. Ở trình độ cấp đại học, được đào tạo chủ yếu từ trường đại học Kinh tế và đại học Ngoại thương. Ngoài ra, nguồn nhân lực còn được bổ sung từ những ngành đào tạo khác như Hàng hải, Giao thông vận tải, Ngoại ngữ…

Nhìn chung, nguồn nhân lực phục vụ cho ngành logistics còn yếu và thiếu, phần lớn chưa được đào tạo một cách bài bản về giao nhận vận tải và logistics. Đội ngũ cán bộ quản lý hầu hết đã đạt trình độ đại học và đang được đào tạo hoặc tái đào tạo để đáp ứng nhu cầu quản lý. Tuy nhiên họ vẫn còn tồn tại phong cách quản lý cũ, lạc hậu, chưa thích ứng kịp điều kiện kinh doanh mới, chưa được trang bị toàn diện kiến thức về logistics cũng như quản trị logistics. Đội ngũ nhân viên nghiệp vụ phần lớn đã có bằng cấp, nhưng lại chưa được đào tạo chuyên sâu về logistics, tất cả đều phải tự nâng cao trình độ. Đội ngũ lao động trực tiếp có trình độ học vấn còn thấp nên họ rất mơ hồ với hoạt động logistics. Công việc của họ đơn thuần chỉ là bốc xếp, kiểm đếm, lái xe, giao nhận hàng hóa… và sử dụng sức người nhiều hơn máy móc. Chính sự yếu kém về nguồn nhân lực như vậy làm hạn chế rất

lớn tới việc ứng dụng và phát triển công nghệ logistics tại các công ty giao nhận vận tải Việt Nam.

Song song đó, nguồn nhân lực cung cấp cho ngành logictics chưa đáp ứng được nhu cầu. Người lao động có chuyên môn cao thường có xu hướng lựa chọn làm việc cho các doanh nghiệp logistics nước ngoài với mức lương khá cao và môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn. Hậu quả là các doanh nghiệp trong nước sẽ gặp khó khăn trong tuyển dụng và giữ người giỏi phục vụ cho mình

Bng 2.9: Trình độ chuyên môn ca ngun nhân lc ti các doanh nghip logistics Vit Nam

ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN Số doanh nghiệp Tỉ trọng (%)

Tự đào tạo, người cũ dạy người mới 26 86,67 Đã có sẵn kinh nghiệm từ Công ty trước 20 66,67 Tự học hỏi kinh nghiệm từ thực tế 18 60 Thông qua các khóa học logistics 1 3,3

Hỗ trợ từ Chính phủ, VIFFAS 0 0

(Ngun: Kết qu kho sát câu 6, Phn B – Ph lc 2)

Hiện nay, cả nước chưa có chuyên ngành đào tạo nào về logictics. Bên cạnh đó, một số chương trình đào tạo hiện nay tương đối lạc hậu, tính thực tiễn không cao nên hầu hết các doanh nghiệp phải đào tạo lại sau khi tuyển dụng. Theo kết quả khảo sát có 26 trên tổng số 30 doanh nghiệp logistics (86.67%) cho biết trình độ chuyên môn của nhân viên công ty họ có được là do họ tự đào tạo, người cũ dạy người mới. Bên cạnh đó, có khoảng 66,67% nguồn nhân lực từ tuyển dụng đầu vào, tức là tuyển dụng những người đã có sẵn kinh nghiệm từ công ty logistics đã làm việc trước đây. Ngoài ra, hầu như không công ty logictics Việt Nam nào nhận được sự hỗ trợ đào tạo nào từ Chính phủ, Hiệp hội, đặc biệt là việc đào tạo thông qua các khóa học logistics hầu như không đáng kể.

Dưới đây, là một trường hợp khá thành công khi công ty logictics biết sử dụng và tự đào tạo cho nguồn nhân lực trong công ty mình.

Thành lập từ tháng 01/2005, Công ty Cổ phần Giao nhận Vận tải Mỹ Á (ASL Corp) đã nhanh chóng khẳng định tính chuyên nghiệp của mình thông qua mô hình quản trị khoa học và tổ chức kinh doanh hiệu quả. Ban giám đốc công ty có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực vận tải quốc tế. ASL Corp tự tin trước những cạnh tranh gay gắt của thị trường giao nhận vận tải quốc tế. ASL hiện là hội viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hội viên của Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam (VIFFAS) và Hiệp hội Giao nhận Kho vận quốc tế (FIATA). ASL cũng là thành viên của Hiệp hội Nicholson Shipping (NICHSHIP), một trong những hiệp hội giao nhận vận tải lớn nhất thế giới, chuyên về nghiệp vụ gom hàng lẻ, có trụ sở chính đặt tại Singapore. Tham gia hiệp hội này, ASL đã thiết lập được hệ thống đại lý toàn cầu, đáp ứng đúng mức những quy chuẩn nghề nghiệp mà VIFFAS và FIATA yêu cầu đối với hội viên của mình. ASL Corp nhanh chóng trưởng thành và hội nhập được với guồng xoay của thị trường logistics thế giới. Chỉ sau 3 năm hoạt động, ASL Corp đã thu phục được niềm tin của các đối tác, khách hàng bằng sức trẻ, tính chuyên nghiệp và chất lượng dịch vụ hoàn hảo của doanh nghiệp mình.

Vậy, điều gì đã làm nên thương hiệu ASL Corp ngày hôm nay chỉ trong một thời gian ngắn như vậy? Đó là do công ty có một đội ngũ lãnh đạo trẻ trung về tuổi đời nhưng uyên thâm về lĩnh vực hoạt động, họ hợp lực trên nền tảng tình bạn, tâm huyết nghề nghiệp và cả khát vọng làm giàu. Khi được hỏi về những trải nghiệm để thành công, bà Võ Phương Lan - Tổng Giám đốc ASL Corp tâm sự “Điều đáng nhớ nhất của chúng tôi là sự gắn bó giữa các thành viên. Nhiều lúc chúng tôi cùng nhau làm việc đến 12 giờ khuya, cùng nhau trao đổi những khó khăn, vướng mắc. Ba năm đã qua, và hôm nay chúng tôi vẫn đang sát cánh bên nhau, đây là niềm tự hào chung của ASL Corp”.

Tên gọi Mỹ Á (Amerasian) bao hàm ý nghĩa kết hợp giữa công nghệ hiện đại, tiên tiến của Hoa Kỳ với sự chăm chút khách hàng, lòng trung thành và hiếu khách trong việc phục vụ của người Châu Á. Ưu thế phát triển của ASL Corp là sức trẻ và tính chuyên nghiệp của đội ngũ các bộ, nhân viên. Với mục tiêu mở rộng thị trường bằng chất lượng dịch vụ tốt, đáp ứng tối đa yêu cầu khách hàng. Bắt đầu từ năm 2008, Hội đồng quản trị công ty thống nhất chiến lược phát triển mở thêm chi

nhánh ở Bình Dương, Đà Nẵng, Hải Phòng và Los Angeles, Hoa Kỳ. Tại Hoa Kỳ, ASL Corp cũng đã xin được giấy phép FMC (Federal Maritime Commission) - giấy phép của Hội Đồng Hàng hải Liên bang Hoa Kỳ giúp cho ASL tự tin khẳng định thương hiệu của mình tại thị trường này. Ngoài ra, công ty đang bắt đầu đưa vào sử dụng phần mềm quản lý nhằm cải tiến dịch vụ và nâng cấp toàn bộ hệ thống nghiệp vụ của công ty. Năm nay, mảng đầu tư không kém phần quan trọng của ASL Corp là mở rộng dịch vụ vận chuyển container nội địa tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam. “Chúng tôi phải đoán biết trước nhu cầu của khách hàng để có sự chuẩn bị về thực lực, trang thiết bị, điều chỉnh tác phong phục vụ để làm hài lòng những khách hàng khó tính nhất. Những lời góp ý của khách hàng là sự động viên cho ASL Corp trong quá trình hoàn thiện mình” – bà Võ Phương Lan khẳng định.

Ba năm là khoảng thời gian còn quá ngắn với sự nghiệp của một doanh nghiệp, một thương hiệu. Nhưng từ trong gian khó ấy đã hé mở một chân trời rộng mở cho ASL Corp, nơi mà sự chuyên nghiệp cộng với sức trẻ là nền tảng cho sự phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu 10 Thực trạng và những giải pháp phát triển Logistics trong giao nhận vận tải biển quốc tế tại Việt Nam đến năm 2015 (Trang 39 - 42)