nhằm đạt được hiệu quả cao nhất vì cơ sở vật chất cho logistics như hệ thống giao thông, kho, cảng, viễn thông, internet… là kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, xây dựng theo quy hoạch và chiến lược phát triển của Chính phủ. Các chính sách và cơ chế của Nhà nước sẽ tác động trực tiếp, sâu sắc đến lợi ích và hoạt động của các doanh nghiệp, nên các giải pháp từ phía các doanh nghiệp khi được thực hiện cần được sự hỗ trợ từ các ngành, các cấp liên quan.
- Thứ năm, sự phát triển của các doanh nghiệp logistics cần được khuyến khích và hỗ trợ vì các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics là cầu nối cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đưa hàng hóa của Việt Nam ra thị trường thế giới một cách suôn sẽ, nhanh chóng và hiệu quả nhất. Một số doanh nghiệp logistics lớn còn có khả năng hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu những hoạt động liên quan ở nước ngoài. Hơn nữa khi các doanh nghiệp logistics có trình độ phát triển càng cao thì dịch vụ cung ứng cho các chủ hàng ngày càng mang lại nhiều giá trị gia tăng, từ đó, họ có thể tập trung chuyên sâu vào quá trình sản xuất, giao lại tất cả các khâu còn lại cho nhà cung ứng dịch vụ logistics.
3.1.3 Căn cứđề xuất giải pháp:
- Căn cứ vào thực trạng yếu kém của môi trường kinh doanh gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh logistics của doanh nghiệp.
- Căn cứ vào hệ thống kết cấu hạ tầng cho logistics còn tồn tại nhiều bất hợp lý, hạn chế khả năng phát triển và hiệu quả hoạt động logistics trong giao nhận vận
tải biển..
- Căn cứ vào tình hình cạnh tranh khốc liệt trên toàn cầu buộc các doanh nghiệp logistics phải nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm chi phí, đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp.
- Căn cứ vào những vấn đề tồn tại của doanh nghiệp logistics Việt Nam được phân tích ở chương 2 cũng như những cơ hội và thách thức do việc gia nhập WTO đem lại.
- Căn cứ vào thực trạng và xu hướng phát triển của nhu cầu dịch vụ logistics ở Việt Nam và trên thế giới vì giải pháp chỉ có ý nghĩa khi đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Nhiều năm qua các doanh nghiệp logistics Việt Nam được chính phủ bảo hộ khá kỹ thông qua các biện pháp ngăn chặn doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận thị trường trong nước, ngoại trừ một số doanh nghiệp logistics nước ngoài được thành lập trước năm 2005 khi luật Thương mại sửa đổi có quy định về ngành nghề logistics và các doanh nghiệp được thành lập với Hiệp định thương mại song phương. Tuy nhiên khi gia nhập WTO tồn tại và phát triển được hay không gần như tùy thuộc vào khả năng cạnh tranh của chính doanh nghiệp. Thực trạng này đặt các doang nghiệp Việt Nam trước nhiều thách thức hơn cơ hội, buộc các doanh nghiệp phải tự củng cố mình trước khi cam kết WTO về ngành nghề liên quan đến logistics mở cửa hoàn toàn theo như cam kết (Bảng 3.1)
Những nội dung cam kết trên cho thấy phần các dịch vụ nằm trong chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp logistics là buộc phải thực hiện không hạn chế về vốn trong vòng 3-5 năm nữa. Các doanh nghiệp Việt Nam phải khắc phục được những mặt tồn tại trước khi thị trường này hoàn toàn mở cửa thì mới có thể đứng vững trong cạnh tranh và phát triển.
Bảng 3.1: Lộ trình mở cửa dịch vụ logistics của Việt Nam
DỊCH VỤ CAM KẾT CAM KẾT
Ngay từ khi
gia nhập Sau 5 năm kể từ ngày gia nhập Sau 7 năm kể từ ngày gia nhập Dịch vụ vận
tải biển
Cho phép thành lập liên doanh với tỷ lệ vốn góp
phía nước ngoài < 51%
Cho phép thành lập doanh nghiệp 100%
Dịch vụ xếp dỡ
container
Cho phép thành lập liên doanh với tỷ lệ vốn góp phía nước ngoài <50%
Dịch vụ thông quan Cho phép thành lập liên doanh với tỷ lệ vốn góp phía nướcngoài < 51% Cho phép thành lập liên doanh không
hạn chế vốn
Dịch vụ kho bãi
Cho phép thành lập liên doanh với tỷ lệ vốn góp phía nước ngoài <51%
Không hạn chế về vốn
Dịch vụ vận tải đường thủy nội địa
Cho phép thành lập liên doanh với tỷ lệ vốn góp phía nước ngoài <49%
Vận tải hàng không Cung cấp dịch vụ thông qua văn phòng bán vé hoặc đại lý Vận tải đường sắt Cho phép thành lập liên doanh với tỷ lệ vốn góp phía nước ngoài <49%
Vận tải
đường bộ
Cho phép thành lập liên doanh với tỷ lệ vốn góp phía nước ngoài <51% ( sau 3 năm) Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa (*) Cho phép thành lập liên doanh với tỷ lệ vốn góp phía nước ngoài <51%
Không hạn chế về vốn Các dịch vụ khác (**) Cho phép thành lập liên doanh với tỷ lệ vốn góp phía nước ngoài <49%
Không hạn chế về vốn (*) Bao gồm cả dịch vụ giao nhận hàng hóa. Các dịch vụ này bao gồm các hoạt động tổ chức và điều hành các hoạt động chuyên chở hàng hóa thay mặt người gửi hàng thông qua việc tìm kiếm dịch vụ vận tải và các dịch vụ liên quan, chuẩn bị chứng từ và cung cấp thông tin kinh doanh.
(**) Bao gồm các hoạt động sau: kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa; giám định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; giám định hàng hóa; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải. Các dịch vụ này được thực hiện thay mặt chủ hàng.
(Nguồn: Phần II – Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ danh mục miễn trừđối xử
Tối huệ quốc theo điều 2, ngày 27 tháng 10 năm 2006, Ban công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam)
3.2 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRONG
GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ ĐƯỜNG BIỂN TẠI TP.HCM: 3.2.1 Các giải pháp vĩ mô: 3.2.1 Các giải pháp vĩ mô:
3.2.1.1 Quy hoạch và nâng cấp cơ sở hạ tầng:
Một quốc gia không thể phát triển hoạt động logistics nếu như không phát triển cơ sở hạ tầng, cầu cảng, kho bãi…Việc quy hoạch không đồng bộ giữa phát triển cảng với hệ thống giao thông vận tải, kho bãi đã gây khó khăn lớn cho phát triển hoạt động logistics ở nước ta.
Mục tiêu giải pháp: